Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/11/2020, 11:49 AM

Nữ giới và vấn đề giải thoát

Giải thoát là chân trời đáng mơ ước nhất của tất cả mọi người. Vì sao nó lại cần thiết đến thế? Vì sự hiện diện của khổ đau, khổ đau có mặt hiển nhiên, đầy dẫy và chia đều cho tất cả, không loại trừ ai.

Khi đức Phật dạy về bốn chân lý chắc thật, trước tiên Ngài nói về khổ đau. Nó như chiếc vòng kim cô niềng trên đầu Tôn Hành Giả, thoát khỏi vòng ràng buộc đó là giải thoát. Phật dạy về chân lý thứ hai là nguyên nhân khổ đau, chân lý thứ ba là sự chấm dứt khổ đau hay là sự giải thoát, chân lý thứ tư là phương pháp chấm dứt khổ đau (kinh Chuyển Pháp Luân).

Như vậy, giải thoát có mặt vì khổ đau có mặt, hay ngược lại vì có khổ đau nên phải tìm cầu giải thoát. Trong thế giới chúng ta, ai là người cần giải thoát nhiều nhất? Theo phim truyện, theo sách báo văn học… hình ảnh người phụ nữ đau khổ được diễn tả hữu hiệu, mang đầy tính bi thương. Người nữ được gọi là phái yếu, có thể vì khả năng chịu đựng của họ kém hơn nam giới, họ cũng là người dễ bị tổn thương, dễ bị thiệt thòi.

Bản chất thiên trọng tình cảm nên nữ giới tiếp nhận khổ đau sâu xa, khó dứt như trên vết thương khoét sâu mãi không thể lành. Nếu để họ ở mãi trong tình trạng đau khổ thì cả gia đình và thế giới đều không yên. Vì thế, người nữ cần giải thoát trước, cần mức độ giải thoát nhiều hơn. Đồng thời, với tính cách từ bi nhân hậu, nữ giới khi được giải thoát sẽ giúp ích rộng lớn cho xã hội. Hình ảnh Bồ-tát Quan Thế Âm hiện thân nữ đã nói lên tính cách cảm thông chia sẻ không cùng tận. Chúng ta yêu thích sự an lành nên một người nữ giải thoát sẽ đẹp hơn một người nữ đau khổ.

Người nữ cần giải thoát trước, cần mức độ giải thoát nhiều hơn.

Người nữ cần giải thoát trước, cần mức độ giải thoát nhiều hơn.

Nữ giới dưới góc nhìn của Phật giáo qua Kinh văn và Giới luật

Đức Phật dạy đạo lý giải thoát là trao quyền tự chủ cho mỗi người. Đức Phật cũng xác nhận khả năng giải thoát của phụ nữ ngang hàng với nam giới. Tại Vesali, khi muốn xin cho nữ giới xuất gia, đại đức A-nan đã hỏi Phật: “Nếu người nữ tu tập theo đúng giáo pháp và giới luật của đức Thế Tôn, họ có thể chứng quả giải thoát không”? Phật bảo:“Bất cứ ai tu tập theo đúng chánh pháp đều có thể thành tựu từ quả vị Thứ Nhất đến quả vị Thứ Tư.Giải thoát hay không là do chính chúng ta, không ai thay thế được. Đức Phật cũng chỉ là người hướng dẫn, dạy phương pháp tu tập, chỉ đạo con đường hướng đến giải thoát. Vấn đề giải thoát nội tâm đặc biệt vi tế, đòi hỏi nhiều nỗ lực. Bản thân hoặc hoàn cảnh chúng ta gặp khó khăn, người ngoài có thể giúp đỡ, tháo gỡ giúp chúng ta nương theo đó được thoát khổ. Nhưng đối với tâm tư bên trong, có những người thích ôm sầu khổ, tự mình trói buộc vào những vướng mắc, tự mình không chịu giải quyết để thoát ra, dù có muôn ngàn phương pháp giúp đỡ cũng không ích gì. Điều kiện tiên quyết để được giải thoát là phải tự mình nhận ra, thấy rõ sự vướng mắc của mình nằm ở đâu, ngay đó triển khai, tìm đường thoát khổ.

Nữ giới chúng ta thường chú trọng về thân, yêu thích và trang điểm là điều ràng buộc trở ngại lớn. Thành trì bản ngã được bảo vệ chắc chắn, nó là lớp rào cản khiến chúng ta không nhận ra được sự thật, vì thế khó đạt đến giải thoát. Cần được đánh thức mạnh mẽ qua giáo pháp, qua sự huấn dụ của các vị thầy để trí tuệ tỉnh thức sáng bừng lên, buông bỏ sự chấp ngã si mê, từ đó tiến sâu vào thiền định và đạt đạo quả. Con đường giải thoát được xây dựng trên căn bản trí tuệ và thiền định.

Chúng ta yêu thích sự an lành nên một người nữ giải thoát sẽ đẹp hơn một người nữ đau khổ.

Chúng ta yêu thích sự an lành nên một người nữ giải thoát sẽ đẹp hơn một người nữ đau khổ.

Vai trò của nữ giới trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trưởng lão ni Vimalā, xuất thân là kỹ nữ trong thành Vesāli. Một ngày kia, cô nhìn thấy tôn giả Mục Kiền Liên đang đi khất thực, cô đến gặp ngài với ý định quyến rũ cám dỗ. Tôn giả đã chỉ ra sự thật nơi thân cô, với lời dạy thẳng thắn không kiêng nể: “Nhà ngươi chỉ là một chiếc chòi nghèo nàn, được làm bằng một nắm xương, xâu vào nhau với nắm thịt và gân, thật xấu hổ thay mùi hôi thối xông ra từ thân ngươi…” Nhiều đoạn kệ nhằm chỉ trích sự đắm nhiễm thân, với những câu mạnh mẽ: “Thân ngươi chỉ là túi phân hôi thối… Một con rối được sơn phết lòe loẹt, một đống vết thương, một thân hình pha tạp đủ thứ bệnh tật…” Vimalā sợ hãi, toát mồ hôi, tâm chấn động. Có lẽ từ trước tới giờ chưa ai nói thẳng với cô như thế. Cô phát tâm xuất gia với chư vị Tỳ-kheo ni; cố gắng chuyên cần tu tập hết sức mình, sau một thời gian ngắn cô chứng quả A-la-hán, và nói lên đoạn kệ: “Say mê với giai cấp, với dung sắc tuổi xuân, với danh xưng, danh vọng. Ta ỷ lại tuổi trẻ. Đối với những người khác, ta khinh bỉ khinh thường… Hôm nay ta khất thực. Đầu trọc đắp đại y. Ta ngồi dưới gốc cây. Ta chứng định Vô Tầm. Mọi khổ ách đoạn tận, cả cõi trời, cõi người, quăng bỏ mọi lậu hoặc. Ta mát lạnh tịch tịnh.”

Một ràng buộc khác rất khó tháo gỡ đối với người nữ chính là khung cửa hẹp của gia đình. Một cuộc đời từ khi còn bé cho đến lúc có chồng có con, chỉ biết quanh quẩn trong việc kiếm củi, nấu ăn, đội bình đi lấy nước, mang quần áo đi giặt ở những khe sông, suối, nhồi rơm với phân bò thành bánh đem phơi khắp vách tường nhà, khắp sân sau sân trước để đưa vào bếp lò… Giàu có khá hơn thì được gia nhân giúp, nhưng công việc đó như một bánh xe cuốn hết thời gian, chẳng thấy đâu là sự rộng mở của tâm. Mẹ của Sumangala, là tên của một Trưởng lão ni, ngài chỉ được gọi tên thông qua con trai của mình, trong kinh còn gọi ngài là một “Tỳ-kheo ni vô danh”.

Giải thoát đích thực là từ bỏ đích thực, khi khám phá ra chính mình, mong muốn được bước ra khỏi những hệ lụy, đó là bước thực hiện đầu tiên.

Giải thoát đích thực là từ bỏ đích thực, khi khám phá ra chính mình, mong muốn được bước ra khỏi những hệ lụy, đó là bước thực hiện đầu tiên.

Ni giới và những lời Phật dạy

Trong thời Phật, ngài sanh trong gia đình nghèo, dòng tộc thấp, lớn lên được gả cho một người làm nghề đan mây. Có Sumangala là con trai, vị này xuất gia, chứng thánh quả và nổi tiếng. Bà mẹ đi xuất gia sau, tu tập rất lâu trong ni viện. Một ngày kia khi nhập thiền quán, bà quán sát về những đau khổ ràng buộc trong đời sống gia đình, quán sát đến chán ngán những cối chày giã gạo, nồi niêu thúng mủng… Ước muốn giải thoát nổi lên mạnh mẽ, bà thâm nhập thiền quán, phá vỡ rào cản tham sân si, chứng quả A-la-hán. Ngài nói kệ: “Hỡi thiện giải thoát ni! Lành thay khéo giải thoát. Ta được khéo giải thoát, khỏi cái chày giã gạo. Ta không còn xấu hổ, với ông chồng đan dù, với soong chảo nấu ăn, với nghèo đói khốn cùng. Chặt đứt được tham sân, ta sống không tham sân. Ta đi đến gốc cây, an lạc ta nhập thiền.”

Giải thoát đích thực là từ bỏ đích thực, khi khám phá ra chính mình, mong muốn được bước ra khỏi những hệ lụy, đó là bước thực hiện đầu tiên. Chỉ mong muốn không thôi thì chưa đủ, cần phải kiên trì nỗ lực, tiến sâu hơn vào cõi giới của tâm, cánh cửa giải thoát sẽ mở.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm