Hiểu thêm về chữ đức trong đạo Phật

Đức trong đạo Phật không phải là đức nói suông. Đức là những hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện được lưu xuất từ tâm. Chữ đức được chia thành 3 loại: Bi đức, trí đức và tịnh đức.

Nam Mô A Di Đà Phật 

Bi đức:

Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn. Trí đức là trí tuệ cao cả không gì sánh bằng,  ví dụ như trí tuệ của Phật tổ. Tịnh đức là trước mặt, sau lưng, tâm của Phật vẫn như như vậy, không thay đổi. Bi đức, Trí đức, Tịnh đức là ba đức tánh của Phật nên khi ta lạy Phật là ta lạy ba đức tánh này.

Kẻ đối nghịch của tâm bi là sự độc ác, thờ ơ. Ta đến với Phật là học bi Đức, học tu theo hạnh của Phật. Bi là hài hòa, dễ thương, không ác ý, không ngã mạn, không độc tài… Có bi đức, cuộc sống sẽ tự tại, hạnh phúc. Có Bi đức, ta được nhiều người quý trọng. Trong kinh nói chư thiên – những người vô hình – cũng ngưỡng mộ người có Bi Đức.

Trí đức:

Trí đức là sự thông minh sáng suốt. Phật đạt trí Đức nhờ tu thiền, niệm Phật, ngồi thiền giúp cho ta  có trí huệ. Người có trí đức thấy và tin nhân quả, nghiệp báo luân hồi, tin tứ diệu đế, không dễ duôi.

Tịnh đức:

Tịnh Đức là cái Đức tỏa ra từ sự thanh tịnh, trong sạch. Sự thanh tịnh trong sạch này khiến cho thần thái người tu đoan chánh, trang nghiêm. Người có Tịnh Đức là người CHÂN THÀNH GIỮ GIỚI VÀ TU TẬP, biết giữ tâm không bị phan duyên trước trần cảnh và những cám dỗ của cuộc đời. Cổ đức có câu: '' Đức trọng quỷ thần kinh'', chính là nói đến cái đức này vậy.

''Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây Đức để đời mai sau''

Người lo xây đắp sang giàu

Ta vun Đạo đức dồi trau tâm mình.

Nhờ có ba đức trên con người ta vừa giữ được cái tâm, vừa giữ cho mình cái nhìn thông suốt về vạn vật. Nhờ chữ ĐỨC vận mệnh con người có thể thay đổi tốt

đẹp hơn rất nhiều.

“Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời.”

(Kinh Pháp Cú 54)

Tóm kết, người có Đức là người có Tu, vì Đức được sinh ra từ sự tu dưỡng. Có Đức chắc chắn sẽ có Phước, hay nói cách khác, Phước từ cái Đức mà sinh ra vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hiểu thêm về chữ đức trong đạo Phật

Phật giáo thường thức 14:01 18/12/2024

Đức trong đạo Phật không phải là đức nói suông. Đức là những hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện được lưu xuất từ tâm. Chữ đức được chia thành 3 loại: Bi đức, trí đức và tịnh đức.

Bài học về nguồn gốc của Tam Tạng

Phật giáo thường thức 13:13 18/12/2024

Từ lời dạy của vị đại sư ở Trường An được ghi ở bản Kinh khắc gỗ (Trường A Hàm, Càn Long tạng, số 052), Phật tử có thể học được nguồn gốc của Tam Tạng Kinh như sau:

Tại sao nói chánh báo tốt là y báo tốt?

Phật giáo thường thức 12:33 18/12/2024

Mỗi Phật tử ai cũng có gia đình nhà cửa, nếu là một Phật tử biết tu đúng theo lời Phật dạy và là người tài đức thì cảnh gia đình nhà cửa của Phật tử ấy sẽ êm ấm trang nhã sạch sẽ.

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Xem thêm