Phải chăng “Bát kỉnh Pháp” được thiết lập do “hoàn cảnh của thời đại ấy”?
Hỏi: Chúng tôi băn khoăn vì nếu Bát kỉnh pháp mà Phật đặt ra do “hoàn cảnh của thời đại ấy” và để “phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ” thì Bát kỉnh pháp có vai trò và vị trí thế nào trong hoàn cảnh và thời đại hiện nay?
Hỏi:
Chúng tôi đọc một bài viết, có đoạn đề cập đến Bát kỉnh pháp như sau: “Sự việc Đức Phật chấp nhận giáo đoàn Tỳ kheo Ni có thể xem là một quyết định táo bạo, mới mẻ giữa lúc người phụ nữ Ấn Độ bị khinh thường, bị bạc đãi bất công. Do hoàn cảnh của thời đại ấy, Ngài đặt ra Bát kỉnh pháp, tức tám điều mà một Tỳ kheo Ni phải thực hiện trong sự tôn trọng chư Tăng. Bát kỉnh pháp không phải là sự phân biệt nam nữ mà chính là biện pháp phù hợp với hoàn cảnh bấy giờ để đưa người phụ nữ vốn đang tự ti đến chỗ tự tin và được tôn trọng…”. Chúng tôi băn khoăn vì nếu Bát kỉnh pháp mà Phật đặt ra do “hoàn cảnh của thời đại ấy” và để “phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ” thì Bát kỉnh pháp có vai trò và vị trí thế nào trong hoàn cảnh và thời đại hiện nay?
Đáp:
Bát kỉnh pháp là một trong những giáo lý quan trọng, là điều kiện then chốt để tác thành nên thể tánh Tỳ kheo ni. Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế định nhằm trợ duyên cho hàng Ni giới bước lên Thánh vị. Vì thế, Bát kỉnh pháp được Ni giới vâng giữ và luôn tâm niệm là điều “không thể vượt qua”.
Những năm gần đây, một bộ phận trong giới nghiên cứu Phật học làm rộ lên tư trào “xét lại” Bát kỉnh pháp, xem như một mục tiêu cần phải tranh đấu để đem lại quyền bình đẳng cho nữ giới. Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây như C.A.F.Rhys Davids, Diana Paul, Susan Murcott và ở Đài Loan với sự khởi xướng của Ni sư Chiếu Huệ v.v... Những nghiên cứu này đưa ra hai vấn đề chủ yếu, một là Bát kỉnh pháp được chư Tăng đời sau thêm vào, hai là Bát kỉnh pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn để “phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ”. Đặc điểm của các nghiên cứu này dựa trên phương pháp phân tích văn bản, nghiên cứu lịch sử, xã hội và hầu như không mấy chú ý đến vấn đề nghiệp giới tính, tâm linh cũng như ý chỉ sâu xa của Thế Tôn về lợi ích của việc hành trì Bát kỉnh pháp.
Trước hết, nhận định về Bát kỉnh pháp do Phật chế định vì “hoàn cảnh của thời đại ấy” và để “phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ” là khá chủ quan, chỉ đúng một phần trong bối cảnh xã hội và Tăng đoàn thời đó. Có điều, phần đúng này không phải là nguyên nhân chính yếu để Thế Tôn chế định Bát kỉnh pháp. Nếu không làm sáng tỏ điều này, cho rằng Bát kỉnh pháp chỉ đơn thuần là biện pháp “phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ” thì hoàn cảnh ngày hôm nay đã khác, phải chăng Bát kỉnh pháp không còn phù hợp?
Nếu Bát kỉnh pháp không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện nay thì sẽ dẫn đến hệ quả hủy bỏ hoặc khinh suất với Bát kỉnh pháp. Trong khi, kinh luật đều khẳng định Bát kỉnh pháp là “chiếc cầu” dẫn tới thành tựu giới thể Tỳ kheo ni (Luật Tứ phần-Tỳ kheo ni). Nếu bỏ Bát kỉnh pháp thì Ni đoàn và thể tính của một Tỳ kheo ni không thể hình thành.
Đạo Phật là đạo Giác ngộ, nên Bát kỉnh pháp cần được nghiên cứu, nhìn nhận qua lăng kính giải thoát, giác ngộ chứ không thể tư biện suy xét theo quan điểm bình đẳng xã hội. Với tuệ giác của bậc Chánh biến tri, Thế Tôn thấy rõ nam nữ đều bình đẳng trong mọi phương diện, kể cả thành tựu quả vị cao tột A la hán. Nhưng vì nghiệp giới tính nam nữ khác biệt nên trong lộ trình hướng đến chứng đạt các Thánh vị cần phải trang bị các phương tiện khác nhau. Và Bát kỉnh pháp là một phương tiện cần yếu nhằm bảo hộ, trợ duyên cho Ni giới thành tựu giải thoát.
Phải thấy rõ nghiệp giới tính (sự khác biệt về tâm sinh lý nam nữ) chướng ngại sự tu tập mới nhận chân được giá trị, vai trò và lợi ích của Bát kỉnh pháp. Mặt khác, tu tập theo lời Phật dạy nói chung và hành trì Bát kỉnh pháp nói riêng là hướng đến và thành tựu giải thoát, vô chấp, vô phân biệt. Dưới ánh sáng của tuệ giác vô ngã thì tất cả đều bình đẳng tuyệt đối. Đây mới chính là tinh thần bình đẳng đích thực mà Thế Tôn muốn nói và chúng ta cần chứng đạt.
Hiện chúng ta chưa dự báo được tư trào xét lại và vận động hủy bỏ Bát kỉnh pháp sẽ có kết quả thế nào, đi về đâu và ảnh hưởng của nó đối với Phật giáo Việt Nam tốt xấu ra sao?
Do vậy, cẩn trọng khi nói về Bát kỉnh pháp là điều cần thiết, nhất là không nên quy kết một chiều, chỉ đánh giá trên bề mặt hiện tượng mà không đào sâu vào bản chất, thiên về mặt xã hội mà không mấy chú trọng đến phương diện thăng chứng tâm linh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyển hóa ác tâm hủy báng đức Phật
Hỏi - Đáp 10:46 05/11/2024Hỏi: Tôi đang tìm hiểu đạo Phật để tạo một định hướng sống cho mình. Có điều là gần đây ác tâm trong người tôi hay trỗi dậy, đôi lúc có ý nghĩ hủy báng Đức Phật. Thực lòng thì tôi muốn tin vào Phật pháp, vậy tôi phải làm sao?
Hóa giải ác mộng
Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Xem thêm