Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/06/2024, 08:00 AM

Phạm hạnh thanh tịnh thì không cãi nhau

Hội chúng của Thế Tôn là một đoàn thể sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố cơ bản để xây dựng nên hòa hợp là nhờ ứng dụng triệt để tinh thần lục hòa. Sáu pháp hòa kính này là giềng mối, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Sangha.

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka. Lúc bấy giờ vua Pasenadi nước Kosala đi đến, bước vào tịnh thất, cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ kheo sống ở đây hành trì phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh đến trọn đời. Bạch Thế Tôn, ngoài đây ra con không thấy có một hội chúng nào khác phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh đến như vậy.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy vua chúa cãi lộn với vua chúa, Bà la môn cãi lộn với Bà la môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, mẹ cãi lộn với con, con cãi lộn với mẹ, cha cãi lộn với con, con cãi lộn với cha, anh em cãi lộn với anh em, bạn bè cãi lộn với bạn bè v.v…

Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ kheo sống với nhau hòa thuận, thân thiết, không cãi lộn với nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính.Bạch Thế Tôn, ngoài đây ra con không thấy có một hội chúng nào khác phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh đến như vậy.

(ĐTKVN, Kinh Trung Bộ II, kinh Pháp Trang Nghiêm [lược], VNCPHVN ấn hành, 1992, tr.613)

Phật dạy về ba loại bệnh của người tu

269827124_599647201122102_102619408720919322_n

Lời bàn:

Hội chúng của Thế Tôn là một đoàn thể sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố cơ bản để xây dựng nên hòa hợp là nhờ ứng dụng triệt để tinh thần lục hòa. Sáu pháp hòa kính này là giềng mối, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Sangha.

Dưới sự dìu dắt của Thế Tôn, hội chúng Sangha thanh tịnh và hòa hợp đã tạo ra một đoàn thể có sắc thái riêng khác biệt hoàn toàn với các hội chúng Bà la môn ồn ào, tạp thoại. Chính vua Pasenadi, người có uy lực nhất xứ Kosala phải kinh ngạc và thán phục trước sự nhiếp hóa của Thế Tôn cũng như sự thanh tịnh tuyệt đối của Tăng đoàn.

Điều mà vua Pasenadi trải nghiệm được là mọi người khó có thể sống hòa hợp với nhau, cho dù đó là những người có uy quyền (Sát đế lợi), những bậc tri thức và lãnh đạo tinh thần (Bà la môn) và ngay cả những người ruột thịt mà chúng ta yêu thương nhất cũng thường xảy ra bất đồng, xung đột. Do vậy, xây dựng được một hội chúng lý tưởng như Sangha là điều khó làm.

Ngày nay, lục hòa không còn được ứng dụng triệt để trong đời sống Tăng đoàn, vì thế rất khó xây dựng được hội chúng lý tưởng, thanh tịnh và hòa hợp như thời Thế Tôn. Đó là một sự thật mà chúng ta cần nhìn nhận để nỗ lực xây dựng, tịnh hóa Tăng đoàn trong bối cảnh những rạn nứt, đổ vỡ trong các hội chúng Tỷ kheo ngày càng gia tăng. Thiết lập tinh thần sống chung an lạc trong các hội chúng là một trong những phận sự quan trọng để xây dựng Tăng đoàn thanh tịnh và hòa hợp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024

Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Xem thêm