Pháp luân công có phải là pháp môn của Phật giáo không?
Hỏi: Theo con được biết hiện nay có nhiều người theo tập Pháp luân công và được nhiều người tuyên truyền là thuộc Phật giáo...Vậy cho con xin hỏi Pháp luân công có phải là pháp môn của Phật giáo không?
Trả lời:
Xin khẳng định không có bất kỳ một trường phái nào gọi là Phật gia có lịch sử xa xưa, do vậy cũng không có cái gọi là Pháp Luân Công là pháp môn cao nhất của Phật gia cụ thể như sau:
Thứ nhất, nếu Pháp Luân Công có lịch sử xa xưa thì được đề cập trong tài liệu trước tác, kinh sách nào thì Lý Hồng Chí và toàn bộ các trang web của Pháp Luân Công không chỉ ra được. Chúng tôi tìm đủ các loại kinh sách của Trung Quốc của Bách Gia chư tử, kinh điển Phật giáo, sử học như Tư Mã thiên sử ký, chiến quốc sách, Lã Thị Xuân Thu, trong rất nhiều kinh điển, luận, luật của Phật giáo…hay trong các tác phẩm văn học như Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Xuân Thu Chiến Quốc cũng không thấy chỗ nào đề cập đến Phật gia là một số các pháp môn của Phật pháp, cũng không có chỗ nào nói đến môn phái gọi là Pháp Luân Công.
Thứ hai, Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công lại công khai khẳng định rằng Pháp Luân Công thuộc Phật gia, và là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo? Chúng tôi không tìm thấy và Lý Hồng Chí cũng không nói ra được các môn phái của Phật gia là các pháp môn nào? Người sáng lập các pháp môn này là ai? Nếu Lý Hồng Chí cho rằng “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật gia”. Trong khi rõ ràng các pháp môn như Tịnh Độ tông, Thiền tông, Thiên Thai tông, Pháp Hoa tông... đều là của Pháp môn của Phật giáo chứ đâu có thuộc Phật gia! Lý Hồng Chí viết “Vì mục đích của Phật gia là tu thành Phật,... Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện” vậy xin hỏi có vị nào tu pháp môn Phật gia, tu luyện Pháp Luân Công đắc đạo thành Phật không, Phật này đề cập trong kinh điển trước tác nào? Tất cả những câu hỏi đó Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đều không thể trả lời được.
Thứ ba, trong một loạt các vấn đề Lý Hồng Chí nói về “Phật gia giảng về Ngũ Nhãn”, “Phật gia giảng về thân kim cương bất hoại”... trong sách Chuyển Pháp Luân thì đều được chứng minh thực chất chính là các quan điểm rất nổi tiếng phổ biến của của Phật giáo chứ đâu phải của Phật gia nào! Bạn đọc có thể xem thêm tại đây:
http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201704/Phap-Luan-Cong-danh-trao-khai-niem-cai-dao-tin-do-phat-tu-26364/
Thứ tư, qua tìm hiểu trên các trang web từ trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí và đến các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo, quan điểm triết lý của Phật giáo, những hình ảnh của Phật giáo, liên quan đến Phật pháp do đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni... sau đó đổi tên thành Phật gia. Điều đó có nghĩa là từ các tác phẩm của Lý Hồng Chí đến các trang web của Pháp Luân Công đều không thể lấy dẫn chứng ra được cho sự tồn tại của cái gọi là Pháp Luân Công là một pháp môn cao cấp của Phật gia có nguồn gốc cổ xưa... mà thực chất việc sử dụng Phật gia là ngụy biện nhằm mục đích là gây nhầm lẫn cho tín đồ Phật giáo với các lối ngụy biện tinh vi.
Ví dụ: Nếu nói Phật gia không liên quan đến Phật giáo thì tại sao lại nói những chuyện về Phật Thích Ca rồi thay bằng cái tên truyện cổ Phật gia? Bằng chứng:
http://chanhkien.org/2013/02/chuyen-co-phat-gia-vut-bo-ao-anh-cua-tinh.html
Ví dụ bài viết với tiêu đề: “Chuyện cổ Phật gia: Kiếp trước và kiếp này của ngũ tổ phái Thiền tông” đăng trên trang Đại Kỷ Nguyên của Pháp Luân Công. Rõ ràng Lục tổ Huệ Năng, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn của thiền tông Phật giáo chứ chứ đâu phải của Phật gia.
http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/cau-chuyen-kiep-truoc-kiep-nay-cua-vi-thien-su.html
Thứ năm, nhân dân vốn hiểu Phật gia là nhà Phật, mà nhà Phật thì vốn đều hiểu là Phật giáo nhưng nay Lý Hồng Chí đã cố gắng dùng các lối ngụy biện tinh vi để phong cho Pháp Luân Công là cao nhất của Phật gia. Do vậy, với lối ngụy biện đó nghiễm nhiên Pháp Luân Công là cái tốt nhất của những cái gì đó liên quan đến Phật, điều đó cũng có tác dụng lôi kéo người tham gia. “Phật gia” cũng như nhiều thuật ngữ Phật giáo như “Phật tính”, “Phật pháp”, “Pháp thân”, “Pháp luân” ... được Lý Hồng Chí sử dụng trong các tác phẩm của với mục đích lập lờ đánh lận con đen gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo, dùng uy tín của Phật pháp để thâu nạp tín đồ. Điều này càng minh chứng rõ ràng hơn qua bằng chứng sau đây trong câu mở đầu của quyển sách Chuyển Pháp Luân Lý Hồng Chí viết "Phật pháp tinh thâm nhất" khiến cho ai cũng nghĩ là Lý Hồng Chí đang cổ xúy Phật pháp, đương nhiên những người vốn tín tâm Phật pháp sẽ dễ dàng chấp nhận. Nhưng hiện nay câu mở đầu này đã được thay thế bằng "Đại Pháp (Pháp Luân Công) là trí tuệ của sáng thế chủ".
Thứ sáu, hơn thế nữa khi giới thiệu ra công chúng năm 1992 thì Lý Hồng Chí nói ông ta học Pháp Luân Công từ hai đại sư của Phật giáo và Đạo giáo (nguồn wiki tiếng Việt về Pháp Luân Công) nhưng sau này Lý Hồng Chí, và Pháp Luân Công lại nói rằng Pháp Luân Công của Phật gia không liên quan Phật giáo? Điều đó hết sức mâu thuẫn.
Việc sử dụng khái niệm Phật gia một mặt gây ngộ nhận cho những tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công cũng thuộc về Phật pháp, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật giáo, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật Gia (nhà Phật) rõ ràng là có tác dụng tạo sự thân thiện với những người có lòng hướng Phật, những tín đồ Phật giáo, những người ảnh hưởng Phật giáo.
Một chân lý nhất định phật tử phải biết rằng tất cả các lĩnh vực, các quan điểm, các triết lý, các trường phái khí công, võ công,... liên quan đến Phật giáo không gì nhầm lẫn, chúng ta đều có thể gọi là triết lý Phật gia, khí công Phật gia. Ví dụ khí công Dịch Cân Kinh là khí công Phật gia, khí công Bát Đoạn Cẩm là khí công Phật gia vì nó xuất phát từ các chùa của Phật giáo, hoặc câu hay dùng là theo quan điểm của nhà Phật (quan điểm của Phật gia). Bởi vì nhà Phật dịch sang Hán Việt là Phật gia, Phật gia hay nhà Phật đều cùng một nghĩa mà không gây nhầm lẫn gì. Các pháp môn mà chúng ta biết như Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông, Thiền tông, Kim Cương thừa....đều là thuộc Phật giáo cả chứ không có thuộc Phật gia mà lại không liên quan gì đến Phật giáo. Nếu nói rằng nó thuộc nhà Phật thì cũng phải hiểu nó là của Phật giáo.
Rõ ràng Pháp Luân Công không phải là khí công thuộc Phật gia, không tồn tại cái gọi là các trường phái Phật gia, các pháp môn Phật gia, rồi Pháp Luân Công cao nhất của Phật gia như Lý Hồng Chí nói. Đó là sự ngụy biện tinh vi nhằm gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo, lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin, mục đích là để dễ bề truyền bá ra cộng đồng Phật giáo. Các giới thiệu Pháp Luân Công có lịch sử xa xưa, cao cấp nhất của Phật gia chỉ là quảng cáo sai sự thật, nhằm nói lên tính chính danh của trường phái này, nhưng như phân tích ở trên nó là ngụy biện gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm