Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/09/2022, 22:03 PM

Nguồn gốc của Pháp luân công có minh bạch không?

Pháp luân công vốn là các bài tập khí công do Lý Hồng Chí sáng lập năm 1992. Tuy nhiên khi số lượng người tập tăng lên Lý Hồng Chí đã tập trung các bài giảng của mình lại chỉnh sửa để viết thành các tác phẩm mà học viên Pháp luân công gọi là kinh văn của sư phụ Lý Hồng Chí.

Nếu nhìn bề ngoài có thể thấy đây là một sự pha trộn hỗn tạp giữa đạo Phật và đạo Giáo, với rất nhiều hình thức ngụy biện trong đó (tham khảo [1]). Đồng thời trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí cũng có nhiều chỗ mê tín dị đoan phản khoa học như “Khí công và ảo thuật là một, David Copperfield đi qua vạn Lý Trường Thành là khí công” (Lý Hồng Chí, Pháp luân công, trang 2).

Hay các vị đại giác giả đã tạo ra vũ trụ cách đây 100 triệu năm (giảng pháp tại Pháp hội New York 2016 –[2]) trong khi khoa học ước lượng tuổi của trái đất là 4,55 tỷ năm, hơn thế chính trong tác phẩm chuyển Pháp luân của mình Lý Hồng Chí cũng đã lấy dẫn chứng rằng cách đây 2 tỷ năm đã có một lò phản ứng hạt nhân trên trái đất, nghĩa là cách đây 2 tỷ năm đã có nền văn minh tồn tại trên trái đất (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp luân, trang 9), điều đó có nghĩa là cách đây mười mấy năm Lý Hồng Chí dùng một số bằng chứng khoa học để ngụy biện cho cái gọi là nền văn minh tiền sử và dùng khả năng của mình nhìn thấy nền văn minh này. Hay các học viên Pháp luân công đều là các chư thần xuống để trợ sư chính pháp, hay các học viên Pháp luân công đã bị chết là để hoàn thành sứ mệnh.

Lưu ý: đây là một điều cần phải cảnh báo về một tôn giáo khủng bố trong tương lai. Hay các chư thần trên trời theo Lý Hồng Chí xuống làm súc vật, cỏ cây vì vậy gần đây có nhiều chính sách bảo vệ động vật thực vật ra đời. Lý Hồng Chí hướng dẫn tín đồ rằng ốm không cần uống thuốc để thể hiện việc tin tưởng vào luyện công (Lý Hồng Chí, Pháp luân công, trang 74), hay tập Pháp luân công có công bảo vệ nên không sợ sét đánh (Lý Hồng Chí, Pháp luân công, trang 84).

Lý Hồng Chí hoàn toàn không giải thích được nguồn gốc của môn tập Pháp luân công, Lý Hồng Chí cố gắng biến môn tập này thành một pháp môn thuộc Phật gia để khẳng định Pháp luân công là môn phái khí công chính truyền nhằm mục đích thu hút tín đồ.

Lý Hồng Chí hoàn toàn không giải thích được nguồn gốc của môn tập Pháp luân công, Lý Hồng Chí cố gắng biến môn tập này thành một pháp môn thuộc Phật gia để khẳng định Pháp luân công là môn phái khí công chính truyền nhằm mục đích thu hút tín đồ.

Trong các tác phẩm như Chuyển pháp luân, Pháp luân công của Lý Hồng Chí có đề cập đến nguồn gốc pháp môn Pháp luân công như sau:

Trích "Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh độ, Thiên thai, Hoa nghiêm, Mật tông... khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật pháp được. Bản thân Thích Ca Mâu Ni không hề truyền ra hết Pháp của mình, [Ông] chỉ nhắm thẳng vào năng lực tiếp thụ của người thời đó mà truyền một bộ phận mà thôi" (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp luân, trang 7).

Trích "Pháp luân đại pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của phật gia; trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bá công khai; nhưng trong một thời kỳ tiền sử nó đã được quảng bá rộng rãi để độ nhân" (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp luân, trang 18).

Trích: “Pháp luân công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật gia. ” (Lý Hồng Chí, Pháp luân công, Trang 1).

Trích: “Ngay lúc chúng tôi vừa đề cập tới khí công của Phật gia, nhiều người có lẽ nghĩ đến vần đề này: Vì mục đích của Phật gia là tu thành Phật, họ bắt đầu móc nối với Phật giáo. Tôi long trọng minh xác rằng Pháp luân công là khí công của Phật gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo. Khí công của Phật gia là khí công của Phật gia, trong khi đó Phật giáo là Phật giáo. Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện, nhưng chúng theo các đường hướng khác nhau, vì không cùng một pháp môn nên các đòi hỏi cũng không giống nhau. ”(Lý Hồng Chí, Pháp luân công, Trang 13).

Trích “Pháp luân công bắt nguồn từ Pháp luân tu luyện đại pháp của Phật gia, nó là một phương pháp tu luyện khí công đặc biệt của Phật gia, nhưng chính nhờ nó có các đặc tính riêng biệt mà làm cho nó nổi bật lên giữa các đường lối tu luyện trung bình khác trong Phật gia. ”(Lý Hồng Chí, Pháp luân công, trang 20).

Cứ theo ý trên thì Lý Hồng Chí thì có đến 8 vạn 4 ngày pháp môn thuộc Phật gia. Chúng tôi có một số câu hỏi về khái niệm pháp môn thuộc Phật gia như sau:

Câu hỏi 1: Các môn phái của Phật gia các pháp môn nào?

Câu hỏi 2: Người sáng lập các Pháp môn này là ai?

Câu hỏi 3: Nếu Lý Hồng Chí cho rằng “Pháp luân công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật gia” vậy hãy kể tên cho chúng tôi biết chừng năm pháp môn thuộc Phật gia để chúng ta cùng nhau so sánh.

Câu hỏi 4: Lý Hồng Chí viết “Vì mục đích của Phật gia là tu thành Phật,... Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện” vậy xin hỏi có vị nào tu pháp môn thuộc phật, tu luyện Pháp luân công đắc đạo thành Phật không? Các vị Phật này được đề cập trong kinh sách nào?

Hơn thế căn cứ vào đâu Lý Hồng Chí nói rằng Pháp luân công là môn phái của Phật gia? Nếu như Phật gia có nhiều Pháp môn vậy tại sao nó không được đề cập trong bất cứ kinh sách của Phật giáo, cũng không được đề cập trong các kinh sử như Hậu Hán Thư, Chiến Quốc Sách, Sử Ký Tư Mã Thiên,... hay trong các tác phẩm văn học như Đông Chu Liệt Quốc, Xuân Thu Chiến Quốc, Hồng Lâu Mộng, Chiến Quốc Sách nơi đề cập đến Bách Gia như Nho Gia, Pháp Gia, Danh Gia, Âm Dương Gia, Đạo Gia, Mặc Gia...

Lý Hồng Chí nói "trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bá công khai" như thế có hai trường hợp trường hợp thứ nhất Lý Hồng Chí là người sáng lập, trường hợp thứ hai Lý Hồng Chí học được từ một vị thầy khác.

Nếu Lý Hồng Chí là người sáng lập thì càng không có có cơ sở để ghép Pháp luân công vào môn phái thuộc Phật gia (nếu có). Còn nếu Lý Hồng Chí được truyền dạy qua các vị thầy khác thì Lý Hồng Chí phạm tôi khinh sư diệt tổ vì không nói đến các vị thầy truyền dạy cho mình để quần chúng bái Tổ sư.

Chúng tôi hy vọng rằng Lý Hồng Chí và Pháp luân công đừng kể các pháp môn khí công của Phật gia là các bài tập công như Suối Nguồn Tươi Trẻ, Dịch Cân Kinh, hay Bát Đoạn Cẩm... là pháp môn thuộc Phật gia. Vì đây chỉ đơn giản là các bài tập khí công dưỡng sinh xuất phát từ trong các ngôi chùa Phật giáo. Xưa nay chúng ta đều gọi những gì liên quan đến Phật giáo, liên quan đến Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà Phật. Mà câu hay dùng theo quan điểm của "nhà phật ", triết lý nhà phật, nhà Phật với Phật gia là cùng một nghĩa. Do vậy các bài khí công dưỡng sinh xuất phát từ các ngôi chùa của Phật giáo thuộc trường phái khí công Phật gia nhưng Pháp luân công thì tuyệt nhiên không có cơ sở gì để nói là khí công thuộc các trường phái Phật gia.

Chúng ta xem xét thêm đoạn viết sau trong sách Chuyển pháp luân:

Trích: “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt Pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sĩ, càng không có ai quản. Dẫu rằng chư vị đã bái sư, nhưng người được gọi là ‘sư’ ấy cũng là một người tu luyện; người ấy mà không thực tu thì vô dụng; ai mà không tu cái tâm này thì đều không thể lên được. Quy y là hình thức nơi người thường; chư vị quy y xong thì phải chăng [chư vị] đã thành người của Phật gia? Phật sẽ quản chư vị? Không [hề] có chuyện ấy. Hàng ngày chư vị dập đầu lạy đến vỡ cả đầu, đốt hương hết nén này nén khác, cũng vô dụng; chư vị phải chân chính thực tu cái tâm này thì mới được. Đến thời mạt Pháp, vũ trụ đã phát sinh biến đổi to lớn, thậm chí ngay cả những nơi tín ngưỡng tôn giáo cũng không còn tốt nữa; những người có công năng (kể cả hoà thượng) đã phát hiện ra tình huống này.

Hiện nay toàn thế giới chỉ mình cá nhân tôi đang công khai truyền chính pháp; tôi làm điều mà người ta trước đây chưa làm; ngoài ra vào thời mạt Pháp [tôi] đã mở cửa lớn [pháp môn] này. Thực ra [điều này] nghìn năm chẳng gặp, vạn năm chẳng gặp; nhưng có thể độ được không cũng chính là có thể tu được không thì còn tuỳ vào bản thân [chư vị]; điều tôi giảng là [Pháp] lý của cả vũ trụ to lớn này”

Đến đây chúng tôi đã có thể kết luận rằng Lý Hồng Chí hoàn toàn không giải thích được nguồn gốc của môn tập Pháp luân công, Lý Hồng Chí cố gắng biến môn tập này thành một pháp môn thuộc Phật gia để khẳng định Pháp luân công là môn phái khí công chính truyền nhằm mục đích thu hút tín đồ. Đồng thời Lý Hồng Chí cũng bài xích Phật giáo, coi Phật giáo là mạt pháp, hiện nay thì chỉ có một mình Lý Hồng Chí truyền chính pháp không ai trên thế giới làm việc này, Phật giáo thì đã mạt...

Tham khảo:

[1]-http://tongiaovadantoc.com/c1040/20160928110412854/phap-luan-cong-mot-con-ky-sinh-trung-cua-phat-giao.htm

[2]-http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm