Phật giáo và Pháp luân công khác nhau thế nào?
Ông Lý Hồng Chí, giáo chủ Pháp luân công sử dụng nhiều thuật ngữ của Phật giáo để gây ngộ nhận đối với quần chúng nhân dân rằng Pháp Luân Công là Phật Pháp.
Hỏi: Con nghe nói Pháp Luân Công là Pháp môn thuộc Phật Gia, là một trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn mà Đức Phật Thích Ca có nói đến, Pháp Luân Công có nguồn gốc cổ xưa đơn truyền đến ngài Lý Hồng Chí thì phổ truyền ra quần chúng, điều này có đúng không và có kinh điển nào của Phật Giáo nói về Pháp môn Pháp Luân Công không ạ?
Trả lời: Các tài liệu của Pháp Luân Công xác nhận Pháp Luân Công có quảng cáo như vậy. Nhưng đối chiếu so sánh với kinh sách của Tam giáo (gồm Phật Giáo, Nho Giáo, Đạo Giáo) và các kinh sử trước tác nổi tiếng hàng nghìn năm qua thì không có Pháp môn nào là Phật gia mà Phật gia chỉ đơn giản là những gì liên quan đến Phật giáo. Trong toàn bộ kinh sách của Phật giáo cũng thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa từng nhắc đến Pháp Luân Công là một pháp môn của Phật giáo.
Về phía mình, ông Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công cũng không hề đưa ra được bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của Phật gia. Trong các tài liệu của Pháp Luân Công sử dụng các triết lý cơ bản nổi tiếng của Phật giáo nhưng thay thế Phật giáo bởi Phật gia do vậy Phật gia mà Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí sử dụng chỉ là một khái niệm ngụy biện nhằm gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo và quần chúng nhân dân để thu hút sự tham gia.
Từ đó cũng cho thấy Pháp Luân Công không phải là môn môn khí công có nguồn gốc cổ xưa đơn truyền theo như ông Lý Hồng Chí tuyên truyền. Giáo chủ Lý Hồng Chí khi mới truyền bá Pháp Luân Công giới thiệu Pháp Luân Công có nguồn gốc từ Phật giáo, được học với các cao tăng của Phật giáo và Pháp sư của Lão giáo nhưng sau này lại phủ nhận cho rằng là nguồn gốc của Phật gia không liên quan đến hai tôn giáo này. Ngoài ra ông Lý Hồng Chí cũng sử dụng nhiều thuật ngữ của Phật giáo để gây ngộ nhận đối với quần chúng nhân dân rằng Pháp Luân Công là Phật Pháp.
Hoà thượng Tịnh Không ở Đài Loan khẳng định rằng: "Pháp Luân Công tu học theo bộ kinh nào của kinh luận Phật giáo vậy? Họ không có theo bội kinh nào hết. Cho nên nó không thuộc vào Phật giáo. Nếu thuộc Phật giáo thì nhất định dựa theo kinh luận Phật giáo, nhất định dựa theo tổng cương lĩnh tu học của Phật giáo, điều này không thể vi phạm".
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi vấn đáp về Pháp luân công dưới đây.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)
Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.
Kinh Nhất Thừa là gì?
Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.
Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?
Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.
Xem thêm