Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phật đản và mẫu tượng Phật Đản sinh

Phật đản về rồi mà tôi nào hay giữa muôn ngàn bận bịu và lo toan thế sự. Cái thế sự này ngày nay đang  xâm thực sâu vào tấm lòng của tôi...

Sáng nay trên đường về, vẫn tuyến xe buýt 88 thường khi được chọn. Đến trạm “Cây Xăng - chung cư Mười Mẫu” bước xuống, từ bên vệ đường gió thổi bay nhẹ miếng “ăng-sing” cài áo và bản tụng kinh Khánh đản ai đó làm rơi (hay liệng bỏ), bay vướng vào vào chân. Thấy ảnh Phật đản sinh tôi vội cúi xuống nhặt lên phủi bụi và giữ chặt trong tay. Điều này dễ hiểu thôi vì nơi này, chỗ tôi ở là hai khu giáo xứ rất lớn, không cùng tín ngưỡng với mình, hình ảnh Phật bay loạn xạ như vậy cũng đâu có gì ngạc nhiên, đâu đó còn có vài tiếng cười nhẹ vang sau lưng tôi. Hiểu mà!

Từ trạm xe đó, trên đường thả bộ vào nhà, lòng tôi chợt hân hoan lạ. Tôi thầm reo lên: Ồ! Phật đản về rồi đó ư?

Lấy khăn lau sạch bụi đất dính vào hai tấm hình và lấy bàn ủi, ủi lại cho thẳng tắp đàng hoàng để nối tiếp lòng trân trọng hình ảnh Phật Đản sanh. Từ hình ảnh và nội dung in trong hai tấm hình đó, tôi có ba điều suy tư; hai vui và một  băn khoăn !

Thứ nhất: Vui vì hình ảnh đức Phật đản sinh in trong “ăng-sing” cài áo là mẫu tượng hiện rất được các nước Phật giáo Châu Á sử dụng, rất  dễ thương  và gần gũi.
 
Chỉ có  PGVN là chưa sử dụng rộng rãi hình tượng này thôi. Do đó theo tôi  đây là một tín hiệu vui.

Thứ hai: Vui vì bản tụng kinh Khánh Đản được in để phát trong ngày đại lễ cho mọi người nhìn vào đọc, đã in bài tụng Khánh Đản  truyền thống xưa nay, không có sử dụng  bài khánh đản  “sáng tác” mới.

Và thứ ba: Tôi băn khoăn, hình ảnh Phật đản sanh được in  trang bìa bản tụng này lại cũng chính là tượng mà PG thành phố thường dùng để “rước Phật” từ chùa Ấn Quang sang Việt Nam Quốc Tự.
 
Đây là mẫu tượng Phật Đản Sanh  đứng trên hoa sen  độc đáo, có thể  xòe nở hay búp lại, thuộc quần thể Linh Sơn Đại Tự ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
 
Từ băn khoăn này, tức là  loại tượng mang phiên bản tương tự hiện đang được sử dụng rộng rãi và là điểm nhấn chính cho các cuộc “rước Phật” của PG thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, phải chăng Phật giáo thành phố đang xúc tiến đồng loạt  hóa cho Phật giáo các Quận, Huyện  lấy đó là  mẫu chung tượng Đản sinh trên các lễ đài, như trước đây Thành hội đã cho sản xuất hàng loạt tượng Đản sinh cung cấp cho các Quận Huyện làm lễ hằng năm?

Đây là mẫu tượng Đản sinh trước đây của Thành hội cung cấp cho các Quận Huyện thành phố.
 
Nơi tôi ở thuộc Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, có lẽ vị phật tử nào đấy đi dự lễ về làm rơi xuống đất, bà con khác dẫm lên. Nghĩ đến đấy tôi thấy dường như chính trái tim mình bị dẫm đạp! Phật đản về rồi mà tôi nào hay giữa muôn ngàn bận bịu và lo toan thế sự. Cái thế sự này ngày nay đang xâm thực sâu vào tấm lòng của mình, ngăn trở mịt mờ cho ngày Phật đản nội thành.

Phật đản về rồi đó ư?

Dương Kinh Thành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Phật giáo thường thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Phật giáo thường thức 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Xem thêm