Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/04/2023, 13:15 PM

Phật độ (Phần 1)

Người tu học có lòng tin vững mạnh vẫn còn nhiều điều cần minh giải cho sáng tỏ lý nhiệm màu trong Phật pháp, thông suốt ý Phật trong lời kinh thường tụng niệm chuyên cần. Độ là gì? Phật độ ra sao? Tu thế nào để được Phật độ, trường hợp nào được, trường hợp nào không?

Audio

Tu Phật để cầu xin Phật độ cho được hưởng nhiều may mắn tốt lành. Đó là niềm tin trong tâm khảm người con Phật. Niềm tin này là động lực làm cho người tu đạo cố gắng hành trì để tiến tới đạo quả viên thành, ngôn từ Phật học gọi là tín lực. Người tu học có lòng tin vững mạnh vẫn còn nhiều điều cần minh giải cho sáng tỏ lý nhiệm màu trong Phật pháp, thông suốt ý Phật trong lời kinh thường tụng niệm chuyên cần. Độ là gì ? Phật độ ra sao ? Tu thế nào để được Phật độ, trường hợp nào được, trường hợp nào không ? Phật từ bi cứu độ chúng sinh, tại sao có người được có kẻ không ? Trường hợp không thấy Phật độ thì phải cầu xin thế nào để được độ ? Phật không thương xót kẻ không được độ hay sao ? Hay là Phật bất lực trong trường hợp này ? Nếu không thương xót, tại sao lại nói là Phật từ bi ? Nếu bất lực, tại sao lại nói Phật là đấng toàn giác, toàn năng? 

Không giải đáp thỏa đáng những câu hỏi trên thì niềm tin không vững mạnh, không kiên định, thế tất một ngày nào đó niềm tin yếu dần và hết hẳn. Nếu cứ nhắm mắt mà tin, không cần tỏ ngộ thì niềm tin có động lực vững mạnh này lại trở thành mê tín dị đoan, lạc vào tà đạo lúc nào không biết. Niềm tin cần được tỏ ngộ mới là chánh tín Phật pháp, mới dẫn đến chánh đạo. Trường hợp tin Phật mà không có chánh tín vẫn gọi là mê tín, đó là Ma Quỷ mặc áo Phậ để che mờ mắt kẻ phàm phu còn nặng nghiệp chướng nên khi nhìn lại ngộ nhận là Chân Phật rồi dốc lòng cúng lễ cầu xin để được độ. Sự phân biệt chánh tín với mê tín, Chân Phật với Ma Quỷ mặc áo Phật để che mờ kẻ u minh được dẫn giải như sau:

Chân Phật là Như Lai, là Pháp thân vô tướng không nhìn thấy được bằng mắt trần, mắt thịt chỉ căn cứ vào hình tướng bên ngoài để đặt niềm tin rồi làm theo, không suy ngẫm chứng nghiệm ở điều tin và việc đang làm. Như vậy không thể nhìn thấy được Chân Phật, không thể nhìn thấy được Như Lai. Nếu căn cứ vào hình tướng rồi vội tin là đã nhìn thấy Chân Phật thì thường bị Ma Quỷ đội lốt Phật lừa dối. Người chân tu cần sáng suốt khi đọc kinh niệm trì tu học cần phân biệt đâu là lời dạy của Chân Phật, đâu là lời nói lừa dối của Ma Quỷ, đâu là ý độ sinh của Chân Phật, đâu là mưu đồ ám muội của Ma Quỷ. Nói cụ thể rõ ràng hơn, cùng một câu kinh người đọc tụng có thể hiểu theo hai trường hợp khác nhau, có khi chỉ cần một từ ngữ trong câu kinh cũng vậy: Hiểu đúng theo ý Phật trường hợp gặp được Chân Phật, từ đó tin và làm theo ý Phật; hiểu sai ý Phật mặc dù cũng tiếp nhận cùng một câu kinh, cùng một từ ngữ giống nhau, nhận cùng một lời nhưng hiểu sai ý, từ đó vẫn tin và làm theo ý sai này. Trường hợp thứ nhất là được Phật độ, người tu học gieo nhân lành và sẽ hái quả lành, hưởng phúc Phật ban ân cho. Trường hợp thứ hai là bị Ma Quỷ chỉ lối đưa đường vào tà đạo, người tin và làm theo dĩ nhiên là đã gieo nhân chẳng lành và sẽ trả quả chẳng lành. Phật từ bi không thể cứu độ được kẻ đã không giữ được chánh tín lại lạc vào tà đạo gieo nhân chẳng lành. Trường hợp Phật không độ này không phải là Phật bất lực bó tay chịu nhìn quả chẳng lành đến với kẻ đã gieo nhân chẳng lành. Người thiện học cần sáng tỏ trường hợp này trên đường tu tập chánh pháp.

Đức Phật luôn gia hộ cho chúng ta

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo từ ngữ, độ là giúp đỡ cho vượt được khó khăn trở ngại, từ đơn này thường dùng ghép đôi hay ghép tư như cứu độ, hóa độ, phù hộ độ trì. Ẩn dụ thuờng dẫn giải Phật độ chúng sinh giống như người đi bộ muốn sang sông đã nhờ đò ngang chở qua sông từ bờ bên này sang bờ bên kia. Người đi bộ là kẻ tu họ, con sông chắn ngang là khó khăn trở ngại, bờ bên này là vô minh nên gọi là bờ Mê, bờ bên kia là giác ngộ nên gọi là bến Giác, chuyến đò sang ngang là việc cứu độ chúng sinh của Phật. Ẩn dụ này đưa ra hình ảnh chuyến đò ngang rất rõ ràng nhưng còn thiếu sót một chi tiết trong việc hành trì chánh pháp: Phật độ là giúp kẻ bộ hành sang sông từ bờ Mê bên này sang bến Giác bên kia. Điều này rất đúng, không có đò ngang thì khách bộ hành không qua sông được. Dĩ nhiên ẩn dụ nói đây có hàm ý là con sông không có cầu bắc ngang, có nhiều sóng gió không dễ dàng bơi lội sang ngang. Chi tiết thiếu sót chưa sáng tỏ là chính Phật đã đích thân chèo lái con đò đưa khách sang sông hay Phật chỉ cho mượn con đò rồi khách muốn sang ngang phải tự chèo lái lấy ? Câu hỏi thiết yếu này được giải đáp bổ sung cho ẩn dụ chuyến đò ngang: Phật chỉ cho mượn con đò, khách muốn qua sông phải tự chèo lái lấy. Phật chỉ giúp cho phương tiện sang sông, khách qua sông phải tự sử dụng lấy phương tiện Phật đã từ bi trao cho mượn. Đó là ý Phật dạy chúng sinh tự giác tự độ. Phật còn căn dặn thêm: Sau khi đã đến bờ bên kia là bờ Giác, khách bộ hành cần phải biết bỏ con đò lại, không được u mê vác con đò lên vai để tiếp tục đi trên đường bộ. Lời dặn thêm này có ý nghĩa cao diệu, có tầm mức hết sức quan trọng đối với hành giả trên đường giải thoát. Lời dặn thêm này Phật chỉ nói với người đã cập bên bờ Giác, Phật không nói với người đang còn đứng ở bên bờ Mê chờ đò sang ngang. Lý do: Kẻ chưa sang sông chưa đủ giác tính để hiểu lời dặn, hơn nữa lời dặn chưa cần đến. Ai đã sang sông rồi mới có đủ giác tính để hiểu nổi ý nghĩa cao diệu lời dặn thêm phải bỏ con đò lại, lúc đó lời dặn thêm mới trở nên cần thiết để tránh cho hành giả hai lỗi lầm. Tuy gọi là hai nhưng chỉ có một việc là vác con đò lên vai mà tiếp tục đi bộ, còn việc không bỏ con đò lại là sự kiện đương nhiên gắn liền với việc vác con đò mà đi bộ. Nói theo ngôn từ Phật học, một việc gieo nhân nhưng có hai quả báo.

Việc vác con đò lên vai mà đi bộ là gieo nhân si mê. Hình ảnh này dĩ nhiên không có trên thực tế tong đời sống thế tục, không có khách sang sông nào làm như vậy. Nhưng trên con đường tu tập để tiến tới Giải thoát, một số rất đông hành giả đã vác đò lên vai mà đi bộ, chứng cớ số người phát tâm tu Phật thì rất nhiều, sang sông đến được bờ Giác số hành khách đã giảm đi đáng kể. Từ Giác đến Ngộ, đến viên thành đạo quả, thành Bồ tát, thành Phật con số lại còn giảm đi nhiều nữa chỉ vì gieo nhân si mê vác con đò lên vai mà đi bộ.

Quả báo thứ nhất, vác đò lên vai tiêu biểu cho sự chấp tướng. Muốn đạt tới giải thoát, tiêu trừ hết nghiệp chướng thì phải ly tướng, không được chấp tướng, dù là tướng Phật thể hiện ở lời kinh, lời Phật dạy. Đọc tụng kinh kệ để sáng tỏ cái lý Phật dạy diễn tả bằng hình tướng và âm thanh văn tự. Chấp ở âm thanh văn tự mà không thấu suốt sáng tỏ được ý Phật là sự si mê chấp tướng. Còn chấp tướng thì không bao giờ giải thoát được.

Quả báo thứ hai, không bỏ con đò lại là biểu tượng cho tâm ích kỷ, ôm chặt lấy cái mình đã nắm được trong tay. Không bỏ con đò lại thì người khác lấy gì sang ngan. Mình đã đến được bờ giác rồi sinh ra tự kiêu tự mãn, không còn suy nghĩ đến người khác đang cần con đò để sang sông. Đó là tâm chấp ngã vị kỷ, đó là tâm không buông xả, không vị tha, không từ bi. Đã si chấp tướng lại tham ích kỷ thì tu bao nhiêu kiếp cũng không viên thành đạo quả. Phật dạy tự độ độ tha, tự giác giác tha, trường hợp không bỏ con đò lại là không độ tha, không giác tha, chỉ biết tự lợi mà không biết lợi tha, chỉ vì mình mà không vì người.

Phật độ là Phật cho mượn con đò để hành giả dùng làm phương tiện sang sông. Con đò nói đây chỉ hữu ích khi đạt được kết quả đưa khách sang sông. Nếu con đò nằm yên trên bờ Mê vì không có ai chèo lái, Phật đã không làm hộ, khách sang ngang cũng không tự làm lấy, con đò có tốt đẹp mấy cũng trở nên vô dụng vô ích. Con đò chính là kinh Phật dạy. Trường hợp người tu học đọc tụng chuyên cần nhưng chưa hiểu được lời kinh, chưa sáng tỏ được ý Phật giống như người muốn sang sông cầu xin Phật cho mượn con đò. Sau khi đã nhận được con đò, nghĩa là đã đọc tụng thuộc làu kinh kệ, hành giả ôm chặt lấy con đò đậu yên ở bến Mê vì lý do không biết tự chèo lái lấy. Việc chèo lái con đò nói đây chính là chứng nghiệm và lý giải Phật pháp, nghĩa là thực hành và thông suốt được ý Phật. Đọc tụng kinh kệ là hình thức, là phương tiện tiếp nhận sự cứu độ của Phật đang ban ân cho hành giả. Sự đọc tụng trọn vẹn gồm hai phần hình thức và nội dung. Phần hình thức là nhớ lấy âm thanh, nhớ lấy vời văn kinh in trong sách; phần nội dung là hiểu thông suốt và đem ra thực hành lời Phật dạy, nói ngắn gọn là làm theo ý Phật, Phật truyền cho mình điều gì thì cố làm điều đó. Đó là thiện học là chân tu, là đứa con ngoan dễ dạy của Phật.

Còn tiếp. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Xem thêm