Phật giáo có sùng bái quỷ thần hay không?
Thần mà Phật giáo nói, thông thường chiếm vị trí trung gian giữa loài Trời và loài quỷ. Quỷ có phúc đức lớn gọi là thần. Tùy tòng đi theo các loài Trời cũng thường thường là thần. Quỷ có các loài: Đa tài quỷ, thiểu tài quỷ, quỷ đói, đa tài đại phúc quỷ.
Rất rõ ràng, một Phật tử chính tín chỉ sùng bái Phật, Pháp, Tăng, tức là Tam Bảo, tuyệt đối không sùng bái quỷ thần. Thế nhưng, Phật giáo chính tín không phủ định sự tồn tại của quỷ thần. Bởi vì quỷ và thần thuộc 2 cõi trong 6 cõi sống của chúng sinh nằm trong vòng sinh tử luân hồi. Do đó, thần của Phật giáo không phải là Thượng Đế của tôn giáo thần quyền, quỷ mà kinh Phật nói cũng không phải là ma quỷ của tôn giáo thần quyền.
Thần mà Phật giáo nói cũng là chúng sinh ở cõi phàm. Ma của Phật giáo nói là chúng sinh ở cõi Trời thứ sáu của Dục giới. Ma của Phật giáo đúng là ma. Quỷ của Phật giáo đúng là quỷ. Ma mà sách Phật nói có bốn loại: Thiên ma, ma ngũ uẩn, ma phiền não, ma chết. Trừ thiên ma ra, còn ba loại ma kia đều phát xuất từ sinh lý và tâm lý của con người.
Thần mà Phật giáo nói, thông thường chiếm vị trí trung gian giữa loài Trời và loài quỷ. Quỷ có phúc đức lớn gọi là thần. Tùy tòng đi theo các loài Trời cũng thường thường là thần. Quỷ có các loài: Đa tài quỷ, thiểu tài quỷ, quỷ đói, đa tài đại phúc quỷ (1). Các loại quỷ này, tuy ở cõi quỷ nhưng lại được hưởng phúc đức của loài Trời.
Các thần được dân gian sùng bái, hơn nữa nếu là loài quỷ có phúc đức lớn. Thần thì có thiên thần, không thần (thần ở trong hư không), địa thần. Cũng có thể phân loại: Thiên thần, súc thần (thần súc vật), quỷ thần, các loại thần do dân gian sùng bái như thần rắn, thần bò, thần linh thảo mộc, thần núi, thần sông v.v…, phần lớn đều là địa thần, súc thần hay quỷ thần.
Kinh Phật thường nói tới Bát bộ quỷ thần, tức là thiên thần, long thần (thần loài rồng), thần Dạ Xoa (gọi là phi không quỷ - quỷ bay trên không), Càn thát bà (thần nhạc trời), A Tu La, Ca Lâu La (chim cánh vàng), Khẩn na la (chim có giọng hót hay), Ma Hầu La Già (con trăn thần). Trong Bát bộ quỷ thần, có thần thiện, có thần ác.
Thông thường loài thần thiện được Phật giáo cảm hóa và trở thành thần hộ pháp. Vì vậy, Phật tử chính tín không sùng bái quỷ thần, nhưng giữ thái độ kính lễ đúng mức. Một Phật tử chính tín mà sùng bái quỷ thần thì có tội về nguyên tắc. Các thiện thần đều tự động gia hộ những người quy y Tam Bảo, cho nên họ nhất định không chịu tiếp nhận sự sùng bái của quỷ thần của Phật tử đã quy y Tam Bảo. Chính vì có sự hộ trì của thiện thần, mà ác thần, ác quỷ không dám xâm phạm đến những người đã quy y Tam Bảo.
(1) Tên các loài quỷ. Tài là tiền tài.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Có thể sửa đổi vận mệnh được không?
Hỏi - Đáp 16:00 30/10/2024Hỏi: Thưa Thầy, vận mệnh con người trong đời này có sửa đổi được không?
Nguyên nhân của các căn bệnh kỳ lạ là gì?
Hỏi - Đáp 16:00 29/10/2024Hỏi: Người hiện nay thường hay có các loại bệnh kỳ lạ, như mọc khối u, bị bệnh ung thư. Xin hỏi nguyên nhân bị bệnh là gì?
Xem thêm