Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/01/2019, 11:09 AM

Phật giáo giống như một thân cây cứng cáp

Thiền sư Gunaratana, vốn là người Srilanka, xuất gia năm 12 tuổi tại Kandy, người tu tập làm sadi trong 8 năm, trở thành Tỳ kheo 7 năm. Thầy rời Sri Lanka năm 1954 đến Ấn Độ. Năm 1986 thầy đến Mỹ và trở thành Tổng Thư ký Danh dự (Honorary General Secretary) của Hội Phật giáo, điều hành 1 tu viện ở Washington D.C

Trong thời gian ở Mỹ, thầy học lấy bằng Tiến sĩ về Triết học ở Đại học  American, và trở thành vị Tuyên giáo Phật giáo ở Đại học đó. Thầy đã hoằng pháp trên khắp thế giới trong hơn 40 năm.

Sách của thầy gồm có Căn bản Chánh niệm (Mindfulness in Plain English), do Nhà xuất bản Wisdom Publications phát hành. Năm 1988, Bhante Gunaratana trở thành Chủ tịch của Hội Bhavana ở High View, phía tây tiểu bang Virginia.

Thầy Gunaratana trở thành Chủ tịch của Hội Bhavana ở High View, phía tây tiểu bang Virginia

Thầy Gunaratana trở thành Chủ tịch của Hội Bhavana ở High View, phía tây tiểu bang Virginia

Cuộc phỏng vấn này được thực hiện bởi Helen Tworkov, Biên tập viên của Tạp chí Tricycle, tại Hội Bhavana vào tháng 11 năm 1994. 

- Tricycle: Ở thời đại mới này, có cách gì để khuyến khích người ta sống theo đời sống của người xuất gia?

- Bhante Gunaratana: Một số truyền thống nơi tu viện cũng đã được sửa đổi. Người tu sĩ không cần phải hoàn toàn tách rời khỏi xã hội mà họ đang sống. Ngay chính trong tu viện, cũng có một số điều có thể thay đổi để làm cho cuộc sống nơi đó sinh động hơn. Thời trước, cuộc sống nơi tu viện có vẻ rất tăm tối, đầy khổ hạnh. Các vị tu sĩ ngồi dưới gốc cây hay trong hang động để hành thiền suốt ngày.

Một trong những điều mà ở đây chúng tôi thường bị các tu viện quá cứng rắn, quá nghiêm khắc phê bình là chúng tôi quá thoáng. Không phải là chúng tôi đã quên cuộc sống ở tu viện phải như thế nào, nhưng chúng tôi cố gắng làm cho nó hiện đại bằng cách tạo ra một số sửa đổi.

Bài liên quan

Tricycle: Thí dụ như là?

Bhante Gunaratana: Chúng tôi cũng lái xe nếu cần. Đôi khi chúng tôi cũng đi chợ nếu không có ai khác để đi. Và chúng tôi cũng có những vị tăng và ni sống ở cùng một trú xứ. Miễn là chúng tôi gìn giữ giới luật, thì những sự sửa đổi này là có thể chấp nhận được. Đôi khi người ta nói rằng, tất cả mọi giới luật tôn giáo, không chỉ là giới luật của người xuất gia, đều đã lỗi thời… 

Ở một số nơi, hay một số xã hội, đạo đức không còn là vấn đề quan trọng nữa, vì người ta không muốn tự kỷ luật mình. Họ không muốn có trách nhiệm, không tôn trọng sự chân chất, thật thà. Nhưng những đức tính này chẳng bao giờ lỗi thời.

Chúng tôi muốn gìn giữ cái cốt lỗi. Sửa đổi không có nghĩa là để mặc cho ai muốn làm gì thì làm. Những giới luật do Đức Phật đề ra đều là vì lợi ích của chúng ta. Tất cả những giới luật mà chúng ta gìn giữ là để thanh tịnh hóa tâm. Không có sự thanh tịnh hóa của tâm, chúng ta không bao giờ đạt được định, tuệ, tri thức, và chẳng bao giờ có thể tháo gỡ được sự bực bội, khó chịu tâm lý.

Chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn đưa các vị nữ tu sĩ thọ đại giới vào trong chúng.

Chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn đưa các vị nữ tu sĩ thọ đại giới vào trong chúng.

- Tricycle: Truyền thống Nguyên thủy có một lịch sử lâu dài về sự bất bình đẳng giữa các giới, ngay chính trong lãnh vực giác ngộ tâm linh. Đúng ra theo như tôi hiểu, thì nữ tu không được thọ đại giới trong truyền thống Nam tông?

- Bhante Gunaratana: Đó là một sự sửa đổi mà tôi muốn đề nghị. Chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn đưa các vị nữ tu sĩ thọ đại giới vào trong chúng. Nó đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi vì có nhiều phụ nữ muốn tu theo Nguyên thủy và muốn được thọ đại giới, nhưng cho đến bây giờ điều đó vẫn chưa thực hiện được.

- Tricycle: Sự chống đối là do đâu?

- Bhante Gunaratana: Là từ các trường phái Phật giáo Nguyên Thủy.

- Tricycle: Vì truyền thống?

- Bhante Gunaratana: Vâng. Đúng ra truyền thống để cho người nữ được thọ đại giới trước kia đã có, nhưng sau này biến mất.

Ni sư nguyên thủy (Ảnh minh họa)

Ni sư nguyên thủy (Ảnh minh họa)

- Tricycle: Như thế thì những nữ tu sĩ Nguyên thủy ngày nay thọ giới như thế nào? 

- Bhante Gunaratana: Không phải là thọ đại giới, nhưng là thọ giới Sadi. Trong một quốc gia giống như nước Mỹ, nơi Phật giáo vẫn còn mới mẻ, việc để cho các nữ tu được thọ đại giới cần được thiết lập. 

(Theo Nguyên thủy chơn như NTCN: Theo chúng tôi biết thì hiện nay trên thế giới có một số TỲ KHEO NI đang tu tập THEO TRUYỀN THỐNG THERAVADA trong các NI VIỆN và phần lớn các vị này được THỌ ĐẠI GIỚI tại Tu Viện Ni ở Sri Lanka, một số vị thọ Đại Giới ở Thái Lan. Tu Viện Ni ở Sri Lanka tổ chức truyền Đại Giới Tỳ Kheo Ni hằng năm. Nhưng chưa có NI ĐOÀN. Năm 2008, tháng 3, Tu Viện Santi đã bảo trợ một Hội Nghị Quốc Tế của Tỳ Kheo Ni.)

Tricycle: Tôi chắc rằng nhiều phụ nữ ở Tây phương và Á châu rất ủng hộ quan điểm này. Ngay cả trong những xã hội chấp nhận cho nữ tu sĩ được thọ đại giới, thì giới luật cho ni vẫn nhiều hơn gấp đôi cho tăng, và ni vẫn bị coi là thấp kém hơn tăng. Ngay chính ở đây, tôi đã quan sát thấy các tăng sĩ rời thiền đường trước các nữ tu sĩ, và họ được mang đồ ăn đến trước. 

Bhante Gunaratana: Ở đây chúng tôi không có các nữ tu sĩ thọ đại giới. Tất cả những phụ nữ ở đây đều là nữ tu. Theo thứ bậc ở tu viện, thì người nào ở trong tăng đoàn lâu nhất được coi là trưởng lão nhất, và người đó dẫn dắt tăng đoàn, người đó đi trước, người đó ngồi trước. Cấp bậc được tạo dựng bằng việc tu lâu năm. 

(Ở Santi Forest Monastery (Úc), khi khất thực, Tăng đứng xen kẽ với Ni, phân theo tuổi Hạ (chỉ phân biệt 10 giới hay đủ giới). Hơn thế, Tăng lạy kính Ni cao Hạ, dù Ni thuộc trường phái nào).

Một vị tỳ kheo ni đã thọ đầy đủ các giới, phải có cùng quyền hạn như các tỳ kheo đã thọ đại giới khác. Đó là sự bình đẳng mà tôi ủng hộ.

Tricycle: Nếu việc truyền giới đầy đủ cho các ni được thành hình, ngài có ủng hộ việc hoàn toàn bình đẳng giữa tăng và ni?

Bhante Gunaratana: Tôi hỗ trợ điều đó. Tôi tán đồng điều đó. Một vị tỳ kheo ni đã thọ đầy đủ các giới, phải có cùng quyền hạn như các tỳ kheo đã thọ đại giới khác. Đó là sự bình đẳng mà tôi ủng hộ. 

Đức Phật đã chế ra thêm một số giới cho chư ni, vì ở thời Ngài còn tại thế, nếu Ngài không làm như thế, không tạo ra thêm một số giới luật cho nữ tu sĩ, thì đã có sự chống đối mãnh liệt, sự nổi dậy từ các vị tăng khác cũng như từ giới cư sĩ. Để tránh những tình huống đó, Đức Phật đã đặt ra những điều luật này. Nhưng trong xã hội mới này, những điều đó có thể được châm chế. 

- Tricycle: Những sự châm chế mà Sư đã đề nghị có thể áp dụng ở Á châu không?

- Bhante Gunaratana: Theo tôi đoán thì ở Á châu việc truyền giới đầy đủ cho người nữ sẽ chẳng bao giờ xảy ra vì truyền thống, thói quen quá sâu đậm. Điều đó chỉ có thể xảy ra ở những xã hội giống như xã hội này (Mỹ), nơi Phật giáo vẫn còn là điều mới mẻ. Một khi nó đã được thiết lập ở nơi này thì có thể từ từ nó sẽ được lan truyền sang những cộng đồng Phật giáo Á châu.

(Ở Việt Nam, Tỉnh Tây Ninh, Tu viện Chơn Như đã tiên phong thành lập 4 chúng Tăng đoàn, Ni đoàn, Nam cư sĩ đoàn và Nữ cư sĩ đoàn vào tháng 11 năm 2007. Hoạt động có tính cách mạng này – thực ra Tu viện chỉ thiết lập lại cái đã có từ rất lâu trước đây – chắc chắn không khỏi bị mạnh mẽ chỉ trích, chống đối bởi những thế lực thủ cựu cố chấp. Nhưng xu hướng của thời đại này là bình đẳng, bình quyền; không có thể nào đi ngược được).

Ni giới đi khất thực (Ảnh Internet)

Ni giới đi khất thực (Ảnh Internet)

- Tricycle: Thế những điều gì ngài nghĩ là không nên thay đổi?

- Bhante Gunaratana: Pháp có thể được chuyển dịch sang những ngôn ngữ mới mẻ, đơn giản. Nhưng ý nghĩa của nó không được thay đổi theo sự đòi hỏi của người ta. Một số khía cạnh của nghi lễ có thể thay đổi, nhưng việc mặc y áo không nên thay đổi.

Ngay chính trong thời của Đức Phật, y phục của người cư sĩ hoàn toàn khác với y áo của các tăng sĩ. Và ngày nay cũng thế. Chiếc y này che chở cho chúng tôi. Con người chúng tôi không phải là hoàn toàn, và khi chúng tôi mang y áo, nó nhắc nhở chúng tôi đến vị trí của mình, và ngăn chặn chúng tôi không đi vào những hoàn cảnh xấu, làm những điều xấu.

Truyền thống Nguyên Thủy cố gắng lưu giữ Phật pháp trong các kinh điển Pali. Kinh điển nhấn mạnh đến giới luật, thiền định, và sự thực hành trí tuệ.

Theo càng sát với những điều Phật dạy càng tốt mà không giảng giải chúng, bóp méo chúng hay dịch chúng vào theo những ý tưởng khác.

- Tricycle: Điều gì phân biệt rõ ràng giữa truyền thống Nguyên Thủy với Đại Thừa Phật giáo khác?

- Bhante Gunaratana: Truyền thống Nguyên Thủy cố gắng lưu giữ Phật pháp trong các kinh điển Pali. Kinh điển nhấn mạnh đến giới luật, thiền định, và sự thực hành trí tuệ. Theo càng sát với những điều Phật dạy càng tốt mà không giảng giải chúng, bóp méo chúng hay dịch chúng vào theo những ý tưởng khác. Là những người Phật tử Nguyên Thủy, chúng tôi cố gắng để gìn giữ tiếng Pali và sử dụng nó trong các bài Pháp, trong những nghi lễ cúng tụng hằng ngày. 

- Tricycle: Và việc giữ gìn ngôn ngữ của Đức Phật có ích lợi gì? Và điều ích lợi là duy trì ngôn ngữ của Đức Phật?

- Bhante Gunaratana: Đúng vậy. Điều ích lợi là khi bạn có bất cứ nghi hoặc gì về những lời dạy, bất cứ lãnh vực còn gây khó hiểu nào, bạn luôn luôn có thể xem trong đại tạng kinh Pali. Và bạn luôn duy trì chữ Pali như một ngôn ngữ tham khảo để làm rõ một số thuật ngữ Phật pháp. Nếu bạn không có một căn bản như vậy, hay tương tự như vậy, bạn phải dựa vào các bản dịch.

Nếu người dịch đã phạm một lầm lỗi nào, thì sai lầm đó được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là những gì đã xảy ra đối với một số những chi nhánh khác của Phật giáo. Vì họ không học ngôn ngữ nguyên thủy, họ phải đọc những sự giảng giải lần thứ 3, lần thứ 4 hay lần thứ 5, những sự giảng giải hay dịch thuật qua nhiều lần và đôi khi chúng không còn giữ được những điều dạy nguyên thủy.

Những lời dạy nguyên thủy được gìn giữ trong truyền thống Pali. Không có thắc mắc gì về chuyện đó.

Đức Phật và Ni sư đầu tiên - bà Mahāpajāpatī Gotamī

Đức Phật và Ni sư đầu tiên - bà Mahāpajāpatī Gotamī

Trong Phẩm Người Tối Thắng của Tăng Chi (A.i, 25), bà Mahāpajāpatī Gotamī được đức Phật tuyên bố là tối thắng trong hàng Ni chúng về việc xuất gia lâu ngày. Theo Kinh Giáo Giới Nandaka (Trung Bộ, số 146), bà là người cầm đầu chúng 500 Tỷ-kheo-ni đi đến Thế Tôn và tác bạch xin Thế Tôn giáo giới cho chúng Tỷ-kheo-ni. Và trong Trưởng Lão Ni Kệ, bà được biết như là vị lãnh đạo Ni chúng khi nhiều vị Tỷ-kheo-ni xuất gia dưới sự chỉ đạo của bà.

- Tricycle: Có thể nào một xã hội như là một tổng thể có thể trở nên ít ngã chấp hơn, hay là đó chỉ là một vấn đề tu tập của cá nhân?

- Bhante Gunaratana: Thực ra đó là một vấn đề tu tập cá nhân. Ngay cả khi Đức Phật đạt được giác ngộ, thì tham, sân, si trong thời đó cũng không kém gì thời nay. Mục đích duy nhất của Ngài để đạt được giác ngộ là để phục vụ chúng sanh. Nhưng ngay khi Ngài đạt được giác ngộ, Ngài đã trở nên quá thất vọng. Ngài đã nghĩ làm sao ta có thể truyền dạy pháp này cho những người này? Họ quá vô minh, tham, sân, ganh tỵ, sợ hãi, căng thẳng, lo âu, và tham đắm, làm sao họ có thể hiểu những điều này?"

Nhưng Ngài cũng bắt đầu giảng dạy. Và Ngài chẳng bao giờ có thể loại bỏ được tất cả những khổ đau trên thế giới loài người. Không bao giờ. Ngài dạy cho một số người diệt bỏ được khổ đau, nhưng so với số lượng người trên thế giới, thì những người thực hành giáo pháp của ngài để đạt được giác ngộ thì không đáng kể.

Ngày nay với dân số ngày càng tăng, nhiều của cải vật chất được sản xuất bởi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thì càng nhiều thứ làm kích thích sự ham muốn của bạn, làm tăng trưởng lòng tham, ích kỷ, sợ hãi, lo âu, và căng thẳng, nên thực sự ngày nay thực hành pháp thanh tịnh khó hơn rất nhiều. Nhưng đó không chỉ là vấn đề của pháp, những điều dạy của Đức Phật. Đó là vấn đề của tất cả mọi tôn giáo.

Những người tôn giáo đang cố gắng hết sức với hết khả năng của mình. Trong lúc đó thì trong thế giới vật chất những người khác cố gắng để quảng bá những sản phẩm của chính họ, làm tăng thêm lòng tham của con người. Ngày càng có nhiều ti vi hơn, nhiều vi tính hơn, cái này cái nọ nhiều hơn; vì thế bạn phải cạnh tranh với những thứ đó. 

- Tricycle: Thầy có một mục đích riêng nào cho bản thân không?

- Bhante Gunaratana: Ta nói rằng Phật giáo giống như một thân cây, một cây phải có gốc, lá, hoa, những cành nhỏ, thân, vỏ thân và phần gỗ cứng và mềm, gốc rễ... Và chúng ta muốn gỗ cứng. Cốt lỗi của pháp cũng giống như cốt lõi của cái cây mà ta mong mỏi. Mọi thứ khác có thể che đậy sự thật, có quá nhiều cái không thật chung quanh chân pháp. Và người ta che giấu sự thật. Vì có rất nhiều cái không thật quanh chân pháp, và người ta có thể dễ dàng bị lẫn lộn, ảo tưởng, sai lầm bởi rất nhiều khác biệt của sự vật.

Đức Phật đã nói rất rõ ràng, «Cho đến khi vàng giả xuất hiện ở chợ thì vàng thật mới thấy chói sáng». Nhưng ngay khi vàng giả xuất hiện ở chợ, thì không ai biết cái gì là vàng thật, cái gì là vàng giả. Vì thế tôi muốn chỉ cho người ta thấy loại vàng ròng này, để họ không thể bị lôi cuốn bởi tất cả những gì chói sáng. Đó là mục đích của tôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm