Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 19/02/2023, 22:00 PM

Phật pháp giúp tôi rời xa những tháng ngày trầm luân khổ ải

Năm 18 tuổi, trong một buổi tối Hội trại, có một người hỏi tôi khi nào thì tôi lấy chồng? Tôi nói tôi không muốn lấy chồng vì tôi muốn đi theo Phật. Lúc đó, mọi người nhìn tôi rồi cười.

Thời gian cứ trôi đi, lời nói của tôi năm đó dường như cũng theo sóng đời tan biến, tôi cũng như bao người khác, đi qua nhiều ngã rẽ trong cuộc đời mình, ngã rẽ danh lợi, ngã rẽ tình cảm, hỷ nộ ái ố bủa vây, mỗi ngã rẽ, tôi lại lao đao ngụp lặn với vô số những va chạm, hơn thua, với vô số được mất giận hờn…Nó xô tôi như một dòng chảy bất tận. Cuộc đời tôi hằn lên những vết xước, vết cắt, có những lúc tôi mệt mỏi, chỉ muốn nằm đó, vật vờ như cái xác không hồn, tôi ra vào bệnh viện như cơm bữa, thỉnh thoảng đang làm việc, tôi thấy mình loạng choạng, khó thở và đổ gục vì hằng trăm nghìn tác động từ ngoại cảnh đã khiến thần kinh tôi mệt mỏi, căng thẳng và áp lực đến cùng kiệt.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Những năm tháng tôi trượt dài trong sự bất trị, vô minh bởi tôi luôn nhạy cảm với thái độ của người khác, tôi trách mình, trách người, tôi đem cái tâm trì nặng lê qua từng lời nói, hành động, tôi dễ cau có nổi quạu ngay cả với Mẹ của mình. Những ngày tháng tôi dửng dưng trước sự lo lắng bất an của Mẹ khi thấy tôi đi làm về trễ, hoặc những ngày tôi đi ra ngoài, để mặc Mẹ một mình mà không một lời nhắn gọi, tôi đã không biết rằng Mẹ tôi cứ đứng trước cửa nhà, chắp tay cầu nguyện chờ tôi về.

Tôi bực dọc khi thấy Mẹ lo cho tôi từ những điều nhỏ nhất, tôi không hiểu rằng Mẹ khổ sở thế nào khi chỉ có mình tôi bên cạnh, khi tôi là một đứa chạy xe yếu ớt, thân người gầy gò…Mẹ lo khi tôi đi ra khỏi nhà mà về trễ, Mẹ không ăn ngon ngủ yên, Mẹ cứ thấp thỏm nhìn ra ngoài cổng đến khi nào thấy chiếc xe tôi về trước cửa. Thế mà tôi đã dửng dưng, tôi lì lợm, tôi không quan tâm đến Mẹ, tôi còn khó chịu lớn tiếng khi nghe Mẹ nhắn hỏi “khi nào con về? Trời đã tối rồi!”

Có những lúc mệt mỏi, tôi cũng tấp xe vào một ngôi Chùa, khấn nguyện rồi về, những lúc đó tôi cũng thấy chút an yên nhưng rồi những cơn bão lũ lại cuốn trôi sự bình yên đó của tôi đi, có lẽ khi đó tâm tôi chưa ổn định nên mọi thứ dễ dàng xô đẩy như một cái cây non yếu xiêu vẹo bật gốc sau trận cuồng phong. Tôi lại lao vào vòng xoáy hơn thua, cái tôi của tôi mạnh đến mức không chấp nhận ai làm tổn thương mình. Tôi đau khổ bởi những thất bại, tôi hằn học, vị kỷ và oán hận những ai mang nỗi đau khổ cho mình nhưng rồi tôi lại là người đón nhận những tổn thương đó một cách đầy đủ nhất.

Những vết dao tôi muốn cắt vào người khác, rốt cuộc lại là vết cắt sâu thẳm trong thân tâm mình, những ngày tháng tôi xoay vòng trong cái hố đen vụn vỡ, nhỏ nhen, buồn khổ, phiền muộn tưởng chừng như không còn lối thoát, nhìn đâu, tôi cũng chỉ thấy một màu xám ngắt đến nỗi tôi quên xung quanh mình còn có Mẹ, còn có một gia đình. Thân thể tôi gầy gò, yếu ớt đến không còn sức sống nhưng khi đi khám bệnh, bác sĩ không tìm ra được bệnh nào, tôi nghĩ có lẽ đó là căn bệnh xuất phát từ “tâm bệnh” đã khiến tôi trở nên nhàu nhĩ, yếu ớt và rệu rã. Những tháng ngày tôi rơi vào vực thẳm, trầm kha đến vô minh.

Một ngày tháng 10 năm 2019, tôi quay lại Chùa sau một thời gian dài tôi tối mặt vào công việc, vào mớ hỗn độn hỷ nộ ái ố mà quên mình còn một lối đi về. Hôm đó, tôi đã đến Chùa và ở lại khá lâu, ngồi ở chiếc ghế đá ngoài khuôn viên sân Chùa, tôi cảm nhận lòng mình dịu lại, cảm giác thanh thản len lỏi trong tâm tôi và tôi giảm đi nhiều phần mệt mỏi, muộn phiền. Những ngày tháng sau đó, tôi thường xuyên đến Chùa hơn trước, những lúc rảnh rỗi, tôi thường dành thời gian để đến những ngôi Chùa gần nhà, tôi bắt đầu cảm nhận những ngày tháng an yên, xóa dần đi sự ngột ngạt, khúc mắc, tôi thấy lòng mình bắt đầu mở ra những khoảng trống lành lặn, vá dần đi những vết xước lâu nay.

Tôi muốn dành nhiều thời gian hơn để đến Chùa, có những lúc tôi đến chỉ để ngồi yên lặng một góc nghe Thầy đọc kinh rồi về, hay có những buổi trưa, tôi lang thang lên Chánh điện cầu nguyện rồi tìm một góc yên lặng nằm ngủ. Tôi bắt đầu đọc những trang Kinh Phật đầu tiên từ những quyển kinh tôi thỉnh được trên Chùa hoặc từ người quen trao tặng. Mỗi khi đọc Kinh Phật, tôi nghe sự huyền minh lan tỏa, đầu óc, tinh thần tôi trở nên nhẹ lại.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Võ Đào Phương Trâm; địa chỉ: đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm