Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/01/2023, 15:45 PM

Phiên chợ 0 đồng ấm áp nghĩa tình

Chưa bao giờ thấy tình người Việt Nam ấm áp đến thế, được thể hiện một cách cảm động, nhân văn, sẻ chia, đùm bọc, nối vòng tay lớn. Ðức hy sinh của người Việt Nam được khơi dậy, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho nhau trong khó khăn. Phẩm giá con người Việt Nam thêm một lần được tỏa sáng.

Ngạn ngữ có câu “Lòng nhân ái là vũ khí cao thượng nhất”, đúng vậy từ lâu lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Chính bằng sức mạnh của lòng nhân ái, truyền thống nhân văn mà Việt Nam đã chiến thắng mọi kẻ thù và khiến họ nể phục.

Phát huy đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta “thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách”, và giá trị cao đẹp của đạo đức Phật giáo là “hộ quốc - an dân, tương thân, tương ái, từ bi cứu khổ cứu nạn”, ngày 30/12/2022 và 2/1/2023, Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) phối hợp với chính quyền địa phương hai xã là Triệu Sơn và xã Triệu Phước (huyện Triệu Phong) tổ chức phiên chợ 0 đồng, chọn ra những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, rồi cấp cho mỗi hộ một phiếu để đi chợ.

2

Tại xã Triệu Sơn có 400 hộ dân, xã Triệu Phước có 250 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi đến chợ sẽ nhận được các phần quà trị giá 1,2 triệu đồng/hộ. Vì vậy những món hàng mà họ được nhận rất thiết thực. Khi đến phiên chợ 0 đồng, người dân xuất trình vé để vào cổng rồi được phát các phiếu mua hàng. Ở gian hàng đầu tiên của phiên chợ 0 đồng, người dân xuất trình phiếu, sẽ được “mừng tuổi” 100 nghìn đồng tiền mặt. Đến mỗi gian hàng tiếp theo, người dân nhận một sản phẩm, rồi được chủ gian hàng tích vào phiếu. Nhận hết hàng tại 32 gian hàng, thì người dân ra về. Vào chợ tay không, nhưng khi ra về ai cũng khệ nệ bưng cả bao tải đủ các loại lương thực, thực phẩm thiết yếu, trên môi nở nụ cười hạnh phúc. 

4

Đây là phiên chợ 0 đồng thứ hai được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong tổ chức trong năm 2022, bao gồm các mặt hàng, thực phẩm thiết yếu phục vụ ngày Tết Nguyên đán như: gạo nếp, mứt, trà, bánh, dầu ăn, trứng, cá khô, rau củ, quả, chăn ấm, bánh chưng, đường...

Đại đức Thích Nguyên Mãn – Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong cho biết, vào dịp cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện gặp khó khăn. Với mong muốn người khó khăn có Tết ấm, Giáo hội Phật giáo huyện Triệu Phong đã phát động tăng ni, phật tử trên địa bàn quyên góp được nhiều phần quà để dành tặng cho các hộ dân nghèo.

3

Bà Nguyễn Thị My (82 tuổi, ở thôn Dương Xuân, xã Triệu Phước) hiện sống một mình. Khi được Phật giáo Triệu Phong và chính quyền tặng quà, bà My rất phấn khởi. “Những món quà này không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn cho thấy sự quan tâm của Giáo hội Phật giáo huyện Triệu Phong và chính quyền địa phương đối với tôi nói riêng và những người dân có hoàn cảnh khó khăn khác trong xã nói chung. Những hàng hóa, nhu yếu phẩm được tặng tại phiên chợ 0 đồng giúp tôi sử dụng trong dịp Tết", bà My nói.

Còn ông Nguyễn Đăng Kiền ở thôn Liên Chiểu, xã Triệu Sơn thuộc diện hộ cận nghèo. Đi hết 21 gian hàng, ông Kiền thu về nhiều món hàng, từ cá, nước mắm, mì chính, nếp, miến, rau, củ, quả, chăn ấm... “Có những món này thì đỡ mua sắm vào dịp Tết. Tôi thấy rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm như thế này. Tôi chỉ lấy những cái thiết thực, cần nhất, còn phải nhường cho người khác có hoàn cảnh như mình” - ông Kiền, nói.

Món quà tuy nhỏ đó nhưng thể hiện tấm lòng yêu thương, chia sẻ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong gửi đến tận tay bà con khó khăn, bệnh tật. Nghĩa cử cao đẹp đó chính là củng cố thêm niềm tin Tam bảo trên con đường tu tập trong ánh đạo từ bi, với tinh thần đầy trách nhiệm, thiết thực, xóa đi phần nào nỗi đau cho người bất hạnh, thể hiện nét đẹp trọn vẹn chữ Tâm với cộng đồng “cho đi chính là nhận lại” những nụ cười. Và người nhận cũng vui mừng phấn khởi vì được cảm thông và chia sẽ khó khăn. Nhìn những ánh mắt ấy, chúng tôi cảm nhận như là một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc trong thâm tâm họ đến với những tấm lòng thiện nguyện. Và những con người biết chia sớt yêu thương sẽ nhận lại niềm vui sẻ chia, bởi tình thương có sức mạnh để xóa tan nỗi thất vọng và vun thêm niềm an ủi.

5

Có thể nói, Giáo hội Phật giáo huyện Triệu Phong đã kết hợp thật ý nghĩa việc lợi đạo ích đời, mang đến đời sống an lạc cho người nghèo khó. Sự giúp đỡ lặng thầm của Giáo hội Phật giáo huyện Triệu Phong đã mang lại nhiều ý nghĩa đích thực và tạo động lực, điều kiện để giúp người nghèo khổ vượt qua khó khăn. Họ cũng thấy hoan hỷ khi đã làm được một điều gì đó dù là nhỏ nhoi nhưng có ích cho chúng sanh. Hy vọng rằng, với những tấm lòng hảo tâm nhân ái sẽ giúp những người khó khăn vượt lên hoàn cảnh để sống có ích cho đời.

Quảng Trị những ngày này bước vào mùa đông. Cái gió heo may trong rét buốt dường như làm sắt lại trong lòng con người ta những cảm xúc nghẹn ngào, nhưng chính những việc làm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong hôm nay thắm đượm tình người, càng góp phần làm cho bản làng nơi họ đi qua thêm phần ấm áp, an lành, nhất là khi Tết đến Xuân về. Nghĩa tình trong lúc khó khăn ấy thật đáng quý, đáng trân trọng.

Phiên chợ 0 đồng lần này được tổ chức nhờ vào tấm lòng của phật tử và các nhà hảo tâm khắp nơi. Qua đó không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc “lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no” mà còn góp phần lan tỏa tinh thần từ bi của Đức Phật và truyền thống đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Sau thành công của phiên chợ 0 đồng ở xã Triệu Sơn và Triệu Phước, Đại đức Thích Nguyên Mãn - Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong cho biết, sẽ tiếp tục kêu gọi hỗ trợ để tổ chức các phiên chợ 0 đồng khác tại các nhiều địa phương trong huyện.

Điều đáng nói là đây không phải là lần đầu tiên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, dịch bệnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong được phát huy. Năm 2020 và 2021 khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp cả nước. Đặc biệt, những ngày tháng 8, tháng 9 năm 2021 có tận mắt chứng kiến những người lao động nghèo ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam chạy xe máy về quê đầy khó khăn gian khổ, hẳn trong chúng ta không ai không ngậm ngùi và thương cảm. Thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của đồng bào về quê, Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong đã giúp đỡ hàng ngàn người về quê bằng xe máy vượt qua dịch Covid-19. Tại chốt thiện nguyện Thị Trấn Ái Tử, Triệu Phong tỉnh Quảng Trị đã bố trí điểm tiếp tế cho bà con từ Miền Nam ghé vào tạm dừng chân nghĩ ngơi, được hỗ trợ thức ăn, nước uống,... sửa xe lưu động, thậm chí phát tiền đi đường.

Còn nữa, với tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Đạo Phật, GHPGVN tỉnh Quảng Trị đã kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân và bà con Phật tử cùng chung tay với các chùa trên đại bàn tỉnh ủng hộ nông sản các loại như: Gạo, bầu, bí, cà mướp… và một số nhu yếu phẩm khác để ủng hộ cho người dân TP.HCM, nhằm góp phần chung sức cùng TP sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Hàng chục ngàn suất quà, gồm tiền mặt, nông sản, cá khô, chả giò, ruốc, muối sả, bí đao bí đỏ…được gom góp gửi theo xe vào Nam, trao đến tận tay các gia đình đang trong cơn khốn khó, hoạn nạn, gói trọn tình thương yêu của bà con Quảng Trị gửi tặng người Sài Gòn, người miền Nam lúc khó khăn. Nhìn những chiếc xe với dòng chữ “Hướng về miền Nam thân yêu” mà hết sức xúc động. Chưa bao giờ thấy tình người Việt Nam ấm áp đến thế, được thể hiện một cách cảm động, nhân văn, sẻ chia, đùm bọc, nối vòng tay lớn. Ðức hy sinh của người Việt Nam được khơi dậy, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho nhau trong khó khăn. Phẩm giá con người Việt Nam thêm một lần được tỏa sáng.

Hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng được coi trọng và phát huy tính tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo vào trong đời sống xã hội, là hoạt động mang tính “nhập thế” của Phật giáo. Hoạt động từ thiện không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là biểu hiện đồng hành của Phật giáo cùng đất nước trong các thời kỳ lịch sử. Bắt đầu từ nhiệm kỳ I (1981-1987) cho đến nay, với tinh thần “nhân sinh”, từ thiện xã hội của Đức Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các chư tăng hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư và tín đồ Phật giáo luôn quán triệt và vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Vì thế Đạo Phật ở Việt Nam trong công tác từ thiện xã hội mang truyền thống dân tộc Việt Nam rõ rệt. Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm sáng ngời lý tưởng của dân tộc và trưởng thành cùng dân tộc. Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển, qua 8 kỳ đại hội, trong đường hướng hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn coi trọng hoạt động từ thiện, đây là cơ sở để góp phần bảo đảm an sinh xã hội hiệu quả và bền vững của đất nước.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Hoàng Hữu Hóa. Địa chỉ: Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị - số 9 Đoàn Thị Điểm- thị xã Quảng Trị - Quảng Trị. 

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm