Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam không chỉ là một nhà lãnh đạo gần dân, lo nghĩ cho dân, khiêm tốn với bạn bè, đồng nghiệp, cấp dưới mà ông còn là người có tâm Phật, cung kính và hướng về Phật – Pháp – Tăng.
> Tâm an lạc: Liệu pháp diệu kỳ trước dịch Covid - 19
Là một người có tâm Phật
Nói đến cái tâm là nói đến lòng trong sáng, không tơ hào vụ lợi, vì hạnh phúc và chăm lo cho đời sống của nhân dân mà cống hiến hết mình. Cái tâm bao giờ cũng đi đôi với cái tầm của một người lãnh đạo, của người cán bộ nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Những bức ảnh trong bài này được chụp nhân dịp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vấn an Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ tại Lễ Phật đản cách đây nhiều năm.
Tâm và Tài của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam được thể hiện ngay trong từng lời nói, hành động của mình. Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên thế giới và tại nước ta, ông đã được giao nhiệm vụ Trưởng Ban phòng chống quốc gia dịch bệnh COVID-19. Ngay từ những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ, với ý chí quyết tâm dập dịch, chống dịch như chống giặc mà Chính phủ đề ra, ông đã cùng với các thành viên trong Ban đã có những chỉ đạo sát sao đối với công tác phòng dịch và dập dịch và đã mang lại những tín hiệu khả quan.
Ông luôn thể hiện tấm lòng tín kính đối với Phật pháp. Thông qua từng cử chỉ hành động của ông cũng đủ để cho thấy tâm thành của ông khi đứng trước Tam Bảo.
Dù bộn bề công việc vì dân vì nước, nhưng ông vẫn dành ít thời gian được nghỉ ngơi quý báu của mình để đến cung kính, thỉnh an Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ảnh chụp cách đây nhiều năm - PV chú thích).
Dù đứng ở bất cứ vị trí nào hãy coi mình không bằng hạt bụi trên xa mạc ắt sẽ hiểu ra nhiều điều đó. Mong sao chư Phật hộ trì cho lãnh đạo Chính phủ và cho Ông luôn khỏe mạnh, hoàn thành tốt công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Phẩm chất của một người lãnh đạo theo Đức Phật
Trong kinh Bổn sinh, Đức Phật đã nêu ra mười phẩm chất cần có của một lãnh đạo để trị vì tốt đất nước. Đó là:
1. Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân;
2. Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức;
3. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước;
4. Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực;
5. Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người;
6. Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm;
7. Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai;
8. Có lòng kiên trì, nhẫn nại;
9. Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên hàng đầu;
10. Tôn trọng sự hòa hợp trong nội bộ quốc gia và hòa bình thế giới.
Đây không chỉ là những phẩm chất một vị vua cần có, mà còn là những phẩm chất của người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo các bộ, các ngành thuộc bộ máy nhà nước cần phải có.
Mười phẩm chất này cũng đã được nhắc đến trong nhiều bản kinh, nhất là trong Tiểu bộ kinh, tuy văn từ có khác nhưng chung quy nội dung không ngoài mười phẩm chất lãnh đạo:
1. Bố thí, có tấm lòng từ thiện, xả kỷ vị tha (trong quản trị đất nước thì điều này thể hiện ở các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội);
2. Trì giới, giữ gìn đạo đức (giữ năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu);
3. Bao dung, rộng lượng, giàu lòng hy sinh;
4. Liêm khiết, nghiêm minh, chính trực, công bằng;
5. Nhu hòa;
6. Sống khắc kỷ, giản dị (không đắm mình trong hưởng thụ, trụy lạc, không xa xỉ, biết chế ngự những ham muốn, dục vọng);
7- Không sân hận (không gieo thù kết oán với ai, không ganh ghét, đố kỵ, thù hằn);
8. Yêu hòa bình (không gây chiến, từ bi, bất bạo động);
9. Kham nhẫn, chịu đựng;
10. Thuận lòng dân.
Trong kinh Tiểu bộ (Chuyện hiếu tử Sàma), Đức Phật cũng dạy về 10 bổn phận mà một người lãnh đạo anh minh hiền đức cần phải làm. Nếu làm tốt, người ấy không những lãnh đạo tốt đất nước của mình mà còn được sinh về cõi Trời sau khi chết. Đó là:
1. Bổn phận đối với cha mẹ;
2. Bổn phận đối với vợ con;
3. Bổn phận đối với thân bằng quyến thuộc;
4. Bổn phận đối với quần thần;
5. Bổn phận đối với binh sĩ;
6. Bổn phận đối với công chức; quan tâm đến các cơ quan chính quyền và đời sống nhân dân;
7. Bổn phận đối với những người tùy tùng thân cận;
8. Bổn phận đối với những bậc tu hành thanh tịnh, đạo cao đức trọng, các nhân sĩ, hiền tài;
9. Bổn phận đối với các bậc ẩn sĩ, tài đức mà mai danh ẩn tích (biết tôn kính, hỗ trợ và mời họ giúp dân giúp nước, thưa hỏi việc nước);
10. Biết yêu thương, bảo vệ loài vật, môi trường sinh thái.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm