Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 21/02/2021, 16:25 PM

Phong cách đạo hạnh của vị giảng sư

Hoằng pháp là nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những người thực hiện nếp sống xuất gia phạm hạnh. Hoằng pháp là làm cho Phật pháp lan truyền rộng rãi khắp nơi, giúp cho chúng sanh được lợi ích, là bổn phận của người đệ tử Phật, nhằm giữ cho Phật pháp trường tồn, chúng sanh lợi lạc và để báo ân Đức Phật.

“Hoằng pháp phước trí quảng bá Phật tâm tông Giáo hạnh đạo phong truyền thừa chân thật tướng. Giáo pháp tuyên dương khiến ma quân hoảng hốt rồi biến dạng Hoa đạo đức nở giúp phàm tâm tỏ ngộ bản giác về chơn tánh”.

Hoằng pháp là nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những người thực hiện nếp sống xuất gia phạm hạnh. Nhớ xưa Đức Thế Tôn từng khuyến khích: “Hỡi các Tỳ Kheo!... Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người mỗi ngã, hãy truyền bá chánh pháp, này các Tỳ Kheo, chánh pháp, toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn hãy tuyên bố cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh… Chính Như Lai cũng đi, Như Lai sẽ đi về hướng Urevela (Ưu Lâu Tần Loa) ở Sànari Gàra để hoằng dương chánh pháp, hãy phất lên ngọn cờ của giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác, được vậy các ông đã hoàn tất nhiệm vụ”.

Ngày nay, với sứ mạng tối cao hiến trọn đời mình cho lý tưởng lợi tha, chúng ta phải vận dụng hết khả năng của mỗi người, nhằm đẩy mạnh bánh xe chánh pháp bằng cách đem giáo lý truyền khắp nhân gian để “Nhà nhà học Phật, người người học Phật”, và mang lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh giữa cuộc đời đau khổ. Nhưng muốn thành tựu vẻ vang, muốn trở thành một vị giảng sư hoàn hảo trọn vẹn cả tài lẫn đức, thì đòi hỏi ở giảng sư phải hội đủ các yếu tố siêu việt để làm hành trang trên lộ trình hoằng dương chánh pháp, đem lại hạnh phúc an lạc cho tha nhân.

Công việc hoằng pháp, nếu xét một cách khách quan, có thể nói mỗi vị giảng sư thuyết pháp đều có sức thuyết phục riêng, có những nét cá biệt thu hút được sự lắng tâm theo dõi của quần chúng. Ảnh minh họa.

Công việc hoằng pháp, nếu xét một cách khách quan, có thể nói mỗi vị giảng sư thuyết pháp đều có sức thuyết phục riêng, có những nét cá biệt thu hút được sự lắng tâm theo dõi của quần chúng. Ảnh minh họa.

Xây dựng niềm tin của vị giảng sư trong lòng Phật tử

Những yếu điểm của một vị giảng sư

Hoằng pháp là làm cho Phật pháp lan truyền rộng rãi khắp nơi, giúp cho chúng sanh được lợi ích, là bổn phận của người đệ tử Phật, nhằm giữ cho Phật pháp trường tồn, chúng sanh lợi lạc và để báo ân Đức Phật.

“Hoằng pháp vi gia vụ lợi sanh vi bổn hoài”

Câu nói bất hủ trên là phương châm cho hàng Tăng sĩ trên bước đường phụng sự đạo pháp. Xuất phát từ tinh thần đó, để tiếp nối mạng mạch hoằng dương chánh pháp của đức Phật và chư vị Tổ sư. Người giảng sư phải tự phát huy trí lực, thể lực, nghị lực để thể hiện nếp sống đạo hạnh, hiểu biết đúng, việc làm lợi ích cho đời, tốt đẹp cho đạo. Từ đó, thắp sáng ngọn đèn chánh pháp, hướng dẫn con người tìm về chánh đạo, tu tâm dưỡng tánh, xóa dần những hệ lụy thương đau.

Và công việc hoằng pháp, nếu xét một cách khách quan, có thể nói mỗi vị giảng sư thuyết pháp đều có sức thuyết phục riêng, có những nét cá biệt thu hút được sự lắng tâm theo dõi của quần chúng.

Có ba điều quan trọng mà giảng sư cần phải rèn luyện cho được, đó là ngôn ngữ, cử chỉ và tâm lượng. Trong kinh diễn tả là ba nghiệp thân, khẩu, ý phải thanh tịnh. Thân nghiệp thanh tịnh tạo nên một ngoại hình dễ cảm, thân tướng hiền từ, đức độ. Vị giảng sư phải nói năng rõ ràng, dứt khoát và dễ hiểu. Lời nói mang âm điệu hiền hòa, dễ mến sẽ thuyết phục người nghe từ giới bình dân cho đến hàng tri thức. Ngoài phần thân và khẩu thanh tịnh, hành giả phải an trú trong chánh pháp. Giáo lý của Đức Phật là lẽ sống của đời ta nên ta thường tư duy, chiêm nghiệm và tu tập đúng theo lời Phật dạy. Vị giảng sư thực hành như vậy, thì giảng kinh thuyết pháp một cách tự tại, do nơi nội tâm tràn đầy pháp bảo. Đặc biệt, nếu giảng sư thực hành các pháp ấy thuần thục trong cuộc sống, khi hành đạo gặp đối tượng giáo hóa thì từ tâm lưu xuất muôn pháp, pháp đó phù hợp với căn tính hành nghiệp đương cơ giúp cho người bình an, lợi lạc.

Người có nhân cách mới có đủ điều kiện để nói chuyện nhân cách, mình có tự tin mới có năng lực để thức tỉnh kẻ khác, tâm linh có tịnh sáng mới thánh hóa được lòng người. Ảnh minh họa.

Người có nhân cách mới có đủ điều kiện để nói chuyện nhân cách, mình có tự tin mới có năng lực để thức tỉnh kẻ khác, tâm linh có tịnh sáng mới thánh hóa được lòng người. Ảnh minh họa.

Phong cách của một vị giảng sư

Trau dồi đạo đức:

Tác phong đạo đức là sự hiện diện của mãnh lực nội tại tâm linh, mãnh lực ấy tuy vô hình mà mầu nhiệm, nó thể hiện qua ý tưởng, ngôn ngữ và hành động. Ý tưởng trong sáng, ngôn từ hòa nhã, cử chỉ thanh tao, hành động lương thiện, tác phong đạo hạnh là ở chỗ đó, mà thuật ngữ đạo Phật gọi là “Đạo phong”.

Như thế, tác phong đạo đức ở đây không có nghĩa là trau chuốt bên ngoài mà được, nó phải được trau dồi từ bên trong tâm tánh. Ấy là phải thọ giới pháp và chuyên tu giới hạnh, tụng kinh bái sám, tu tập thiền định để diệt trừ tham muốn vọng động bất chánh.

Người có nhân cách mới có đủ điều kiện để nói chuyện nhân cách, mình có tự tin mới có năng lực để thức tỉnh kẻ khác, tâm linh có tịnh sáng mới thánh hóa được lòng người.

Nội tâm tu tập:

Nội tâm tu tập là phẩm chất quan trọng nhất đối với một vị tu sĩ Phật giáo nói chung, và đối với một vị giảng sư nói riêng. Tất nhiên, nội lực này không phải do nghiên cứu thuần túy, học tập mà có được. Nó là thành quả của một quá trình học tập và ứng dụng giáo lý của đức Phật vào trong đời sống hằng ngày ngang qua ba nghiệp, thân, khẩu, ý. Nó chính là chất liệu Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật tẩm ướt thẩm thấu vào thân tâm, tạo nên tư cách của một vị giảng sư kiểu mẩu về đạo đức và trí tuệ của đạo Phật.

Có thể nói rằng, sức mạnh nội tại của một vị giảng sư, sẽ khiến cho niềm tin của tín đồ, quần chúng trở nên kiên cố đối với Tam bảo. Sức mạnh này sẽ phát ra một năng lượng bình an, sức mạnh nội tại này như một cơn mưa mùa hạ, nhanh chóng làm dịu đi cái bức bách, mà nó đã tạo nên sự bất an, khó chịu cho mọi người.

Một vị Phật tử của tín đồ Phật giáo là cộng nghiệp tốt cho cộng đồng và xã hội. Bởi vì, cứ mỗi lần được tiếp xúc, thân cận, gần gũi với những mẫu người chân chánh, cảm giác bình an, thư thái, thanh thản, nhẹ nhàng sẽ là trọng tâm của người ta. Bởi vì, hương vị giải thoát của vô tham, vô sân, vô si của vị giảng sư tỏa ngát, khiến cho tâm hồn của người ta cảm thấy lắng dịu mọi ưu phiền lo lắng. Đây quả là phẩm chất mà nhân loại đang cần.

Phật quan niệm có địa ngục, giảng sư Phật học nói không, Phật tử tin ai?

Diễn thuyết Phật pháp mà chuyển hóa được người nghe, đồng thời khiến họ trở nên thích thú tìm hiểu giáo pháp, hâm mộ pháp sư chẳng phải là chuyện dễ dàng. Ảnh minh họa.

Diễn thuyết Phật pháp mà chuyển hóa được người nghe, đồng thời khiến họ trở nên thích thú tìm hiểu giáo pháp, hâm mộ pháp sư chẳng phải là chuyện dễ dàng. Ảnh minh họa.

Bảy đức tính siêu việt của một vị giảng sư

Theo Hòa thượng Thích Thông Bửu, người hoằng pháp phải có bảy đức tính siêu việt sau đây:

  1. Đạo đức của vị giảng sư như trũng thấp của biển cả
  2. Tài trí như sự hùng vĩ của núi rừng
  3. Thản nhiên như sự bình lặng của đồng bằng
  4. Minh triết như sự chiếu sáng của mặt trời
  5. Phương tiện như sự thâm nhập của không khí
  6. Hòa hợp như sự hiện hữu của muôn loài nơi vũ trụ
  7. Bao dung như sự bao la của không gian

Cũng như trong kinh Pháp Hoa đức Phật dạy: “Này Dược Vương muốn thuyết kinh Pháp Hoa cho tứ chúng hãy vào nhà của Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai”.

Vào nhà Như Lai là tất cả các pháp đều không (đại trí), mặc áo Như Lai là tâm nhu hòa nhẫn nhục (đại hùng), ngồi tòa Như Lai là tâm đại từ bi trong tất cả chúng sanh (đại bi)”. Như vậy, hoằng pháp phải có tinh thần đại bi, đại hùng, đại trí. Và phải có một tinh thần vô ngã vị tha, phải xem đây là sự nghiệp trọng đại.

Trước khi trở thành một giảng sư chuyên nghiệp, phải tôi luyện ý chí chịu đựng vô vàn thử thách, rèn luyện đức tính kiên nhẫn. Ảnh minh họa.

Trước khi trở thành một giảng sư chuyên nghiệp, phải tôi luyện ý chí chịu đựng vô vàn thử thách, rèn luyện đức tính kiên nhẫn. Ảnh minh họa.

Tính toàn diện trong phong cách thuyết giảng của giảng sư

Khi nói đến sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, ta thường nghĩ đến vai trò của các vị xuất gia tôn túc, như là những ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời cho mọi người ngưỡng vọng. Họ là người nhào nặn ra nội dung thông điệp và truyền dẫn đến cho mọi người. Với vị trí và vai trò quan trọng như vậy, nên khi đã chấp nhận trở thành một giảng sư, thì mỗi người luôn luôn bổ sung và nâng cao khả năng thuyết pháp của mình để có một phong cách thuyết giảng toàn diện.

Diễn thuyết Phật pháp mà chuyển hóa được người nghe, đồng thời khiến họ trở nên thích thú tìm hiểu giáo pháp, hâm mộ pháp sư chẳng phải là chuyện dễ dàng. Phải tu luyện, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi trí thức, và hội đủ phước duyên mới trở thành một vị giảng sư giỏi toàn diện, chinh phục được người nghe.

Theo tuệ giác của Đức Thế Tôn, cơ sở để một vị giảng sư thuyết pháp thành công thì tâm phải an trú vào 5 đức:

  1. Trình bày vấn đề theo trình tự
  2. Hiểu rõ vào giáo pháp đang trình bày
  3. Động cơ thuyết pháp là từ bi
  4. Không thuyết giảng vì danh lợi
  5. Những điều nói ra không làm hại cho mình và người.
Để trở thành một người hoằng pháp chân chánh trong lòng Giáo hội, mang trọng trách đem ánh sáng giác ngộ vào đời, điều kiện tất yếu là chúng ta phải nỗ lực tu tập làm cho tam nghiệp thanh tịnh. Ảnh minh họa.

Để trở thành một người hoằng pháp chân chánh trong lòng Giáo hội, mang trọng trách đem ánh sáng giác ngộ vào đời, điều kiện tất yếu là chúng ta phải nỗ lực tu tập làm cho tam nghiệp thanh tịnh. Ảnh minh họa.

Hoằng pháp cho người trẻ

Bản lĩnh hoằng pháp

Trước khi trở thành một giảng sư chuyên nghiệp, phải tôi luyện ý chí chịu đựng vô vàn thử thách, rèn luyện đức tính kiên nhẫn. Chúng ta hãy nhìn lại tấm gương thuyết pháp của ngài Phú Lâu Na, một trong thập đại đệ tử của Đức Phật, được tôn xưng là thuyết pháp đệ nhất. Khi được cử đi giáo hóa phương xa nơi hiểm trở và con người độc ác. Khi được đức Phật hỏi? “Nếu người xứ Sunarapanta sẽ đoạn mạng ông với lưỡi kiếm sắc bén thì ông sẽ nghĩ thế nào?

Bạch đức Thế Tôn, nếu người ở xứ Sunarapanta sẽ đoạn mạng con với lưỡi kiếm sắc bén thì con sẽ nghĩ: chính họ đã giúp con loại bỏ cái thân ô trược này”.

Gieo trồng, phát tán hạt giống Bồ đề vào tâm thức mọi người là sứ mạng thiêng liêng của đệ tử Như Lai. Để thực thi sứ mạng cao cả ấy, con người phải dấn thân phụng hiến tất cả vì tương lai của Phật pháp, thậm chí dám xả thân vì đạo.

Một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của vị Như Lai sứ giả là un đức, trui rèn ý chí nhằm hoàn thiện tự thân, sắt son với tâm nguyện hoằng pháp, không chỉ học rộng, biện tài, vị Như Lai sứ giả còn phải phát đại nguyện độ sanh cho đến không tiếc thân mạng.

Khi sự hoàn thiện đạt đến độ chín trí tuệ và phương diện hoằng pháp đầy đủ sẽ tạo ra bản lĩnh của một vị Như Lai sứ giả. Lúc bấy giờ, họ đủ khả năng đi đến bất cứ nơi đâu, bất chấp nơi ấy khó khăn thế nào cũng có thể hoàn thành viên mãn Phật sự.

Nơi Tôn giả Punna (Phú Lâu Na) dung hội đủ các yếu tố cần thiết của một vị Như Lai sứ giả, là bậc tiên phong đầy bản lĩnh và thành công nhất trong công cuộc đưa Phật pháp đến những vùng xa. Tôn giả Punna, một bậc thầy đáng kính, một điển hình sinh động cho các vị Như Lai sứ giả trong thời hiện đại, phải học tập và noi theo, từ tác phong đạo đức – phẩm hạnh của một nhà hoằng giáo chân chính.

“Hương các loài hoa thơm Không thể bay ngược gió Hương của người đức hạnh Ngược gió khắp tung bay”.

“Hương các loài hoa thơm Không thể bay ngược gió Hương của người đức hạnh Ngược gió khắp tung bay”.

Kết luận

Để trở thành một người hoằng pháp chân chánh trong lòng Giáo hội, mang trọng trách đem ánh sáng giác ngộ vào đời, điều kiện tất yếu là chúng ta phải nỗ lực tu tập làm cho tam nghiệp thanh tịnh. Sự trau dồi thân giáo đem đến một nghi biểu đầy thiền vị thuận lợi cho việc nhiếp hóa quần sanh. Sự mài dũa ngôn từ trong sự truyền trao chánh pháp là khả năng biện tài vô ngại vào chánh đạo. Sự nuôi dưỡng tâm ý Phật trong tâm hồn là bài pháp vô ngôn, nhưng có thể thấm sâu vào lòng người bằng sức mạnh tâm linh.

Đến đây, chúng ta có thể đi đến khẳng định rằng, đạo hạnh của người xuất gia nói chung và của vị giảng sư nói riêng, là nét sống thanh cao, “không hại mình, không hại người”. Phải được xây dựng trên nền tảng giới luật, vì theo di huấn của đức Phật, giới luật là bậc thầy cao cả, là mạng mạch của Tăng đoàn. Nếu trong sinh hoạt cộng đồng của Tăng đoàn mà không có giới luật làm cương lĩnh, thống nhiếp thì Tăng đoàn sẽ tan rã, Phật pháp sẽ tiêu vong. Cũng như trong một quốc gia không có quy chế pháp luật ắt xã hội sẽ rối loạn, bạo động bùng nổ. Do vậy, Giới luật là nền tảng tạo nếp sống đạo đức tối thượng cho vị Như Lai sứ giả. Và những giá trị cao quý của người đức hạnh được đức Phật tán than trong kinh Pháp Cú kệ số 54:

“Hương các loài hoa thơm Không thể bay ngược gió Hương của người đức hạnh Ngược gió khắp tung bay”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Thuốc trị bệnh tham sắc

Kiến thức 08:05 27/04/2024

Đến bệnh tham sắc. Đây cũng thuộc loại bệnh trầm trọng. Bệnh này lấy thuốc quán bất tịnh để trị.

Vì sao chúng ta không thường niệm Phật Thích Ca lại niệm Phật A Di Đà?

Kiến thức 07:57 27/04/2024

Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy.

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Xem thêm