Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/05/2014, 09:40 AM

Phỏng vấn nhanh nhóm phật tử người dân tộc Sán Dìu về dự Vesak 2014

Thầy giảng nhiều lắm. Nhưng đồng bào thích nghe thầy giảng về Nhân-Quả, nghe thầy kể về Đức Phật. Đồng bào muốn học Phật thật nhiều, để cái tâm được sáng, để sống khỏe, sống tốt hơn.

Đang lăng xăng chụp ảnh lễ Tắm Phật nơi Điện Thích Ca, điện thoại di động rung liên hồi. Chịu được hai cuộc gọi nhỡ, tôi nghe máy mà chưa kịp nhìn xem ai gọi.

Tiếng thượng tọa Thích Vân Phong: Dũng, Dũng ơi! Con về chỗ chuông đồng lớn nhanh nhé. Về ngay, có việc rất hay…

Len lỏi qua “rừng người” đang dự lễ Tắm Phật mừng Đại lễ Vesak, mất hơn 10 phút, tôi mới đến “điểm hẹn”.


Nhóm phật tử người dân tộc Sán Dìu đến từ Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Giọng thầy rất vui và nhiều phần dí dỏm, giới thiệu con làm quen cùng “các chiến sĩ của Nữ tướng Lê Chân” nhé. Tôi còn đang ngạc nhiên, chưa kịp hiểu điều gì. Thầy dẫn tôi tới trước một tốp chừng 6-7 nữ phật tử. Cả nhóm đều là người dân tộc với trang phục đặc trưng, chứ không áo tràng lam, hay áo nâu như hàng ngàn phật tử về dự lễ.

Thấy có quý Thầy, bà con phật tử người dân tộc dù còn đang ngồi nhưng ai cũng chắp tay thành kính khi thưa chuyện cùng tôi và thầy Vân Phong.

Màn chào hỏi chừng vài phút thì vừa đúng lúc lễ Tắm Phật kết thúc. Tôi mời bà con chụp ảnh lưu niệm, “câu giờ” tranh thủ phỏng vấn nhanh:

- Thưa bà con, bà con là người dân tộc nào ạ?

Đồng bào là người Sán Dìu, ở Vĩnh Phúc ạ.

- Bà con về với chùa Bái Đính lâu chưa ạ?

Đồng bào về từ sớm rồi, về được 3 ngày rồi.

- Bà con biết thông tin về Đại lễ từ đâu ạ?

Dường như chưa nghe hết câu hỏi, chị Nguyễn Thị Năm đã trả lời nhanh: Đồng bào xem kênh Phật giáo trên truyền hình An Viên đó. Trên đó thông tin về Lễ Phật Đản ở chùa Bái Đính lâu rồi mà.

- Về chùa Bái Đính, bà con thấy vui không?

Chúng tôi vui lắm, vì lần đầu được về chùa Bái Đính mà. Mấy chị em tự tổ chức đi thôi. Đi ô tô về chùa Bái Đính. Được đi thăm nhiều nơi, nhưng đồng bào chỉ đi bộ thôi. 

Chị Nguyễn Thị Năm, người đứng ở giữa (tôi kịp hỏi tên chị khi chị trả lời một câu hỏi)

- Nghe bà con nhiều phần cởi mở, nên tôi bớt “khách sáo”. Thế, các chị có biết ý nghĩa của lễ Vesak?

Các chị đồng thanh: Không, vì đồng bào không nhớ đâu. Thầy có giảng nhiều rồi nhưng đồng bào hay quên lắm. Tuy nhiên, hàng ngày mấy chị em vẫn về với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nghe thầy giảng Phật, cùng tụng Kinh, niệm Phật. Đồng bào chỉ biết niệm Phật thôi (cả nhóm cười khúc khích).

- Các chị được thầy giảng những gì?

Thầy giảng nhiều lắm. Nhưng đồng bào thích nghe thầy giảng về Nhân-Quả, nghe thầy kể về Đức Phật. Đồng bào muốn học Phật thật nhiều, để cái tâm được sáng, để sống khỏe, sống tốt hơn.

- Đang say sưa “tác nghiệp”, nhưng thấy các chị có vẻ vội, nên tôi chủ động đến hồi kết: Các chị còn ở Bái Đính lâu không?

Mai chúng mình về rồi. Về sớm còn đến Thiền viện tụng Kinh. Thầy sắp làm lễ mà…

Ai cũng cười tươi, rạng ngời. Hai tay vẫn chắp trước ngực, thành kính trang nghiêm suốt buổi “phỏng vấn” nhanh, khiến tôi vô cùng cảm động.

Nơi các chị, những người con Phật thuộc Thiền phái Trúc Lâm Tây Thiên, dù là người dân tộc thiểu số, vẫn đậm nét chất phác, thật thà đến vậy; nhưng tôi cảm nhận tâm bồ đề rộng lớn ở từng người. Ai cũng tinh tấn, thuần thành lắm.

Trân quý biết bao, khi những phật tử người dân tộc thiểu số về dự Đại lễ Vesak 2014 với niềm hoan hỷ, an lạc mà tôi chỉ có thể cảm nhận từ tâm…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm