Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/02/2020, 09:20 AM

Phương pháp niệm Phật

Phương pháp niệm Phật có Quán tưởng niệm Phật và Trì danh niệm Phật. Quán tưởng niệm Phật căn cứ kinh Quán Vô Lượng Thọ, Trì danh niệm Phật căn cứ kinh A-di-đà.

 > Niệm Phật vào lúc nào? Thời gian bao lâu?

Pháp môn tu tập nào của Phật dạy đều có chia Phương tiện và Cứu kính. Phương tiện ví như cửa cổng, cứu kính ví như ông chủ nhà. Muốn gặp ông chủ nhà, trước tiên chúng ta phải từ cửa cổng đi vào nhà. Nếu không nương cửa cổng thì khó vào đến nhà, huống là gặp ông chủ. Cửa cổng là điều kiện tiên quyết để gặp ông chủ, thiếu điều kiện này thì sự mong muốn khó thành đạt. Phương pháp Trì danh niệm Phật muốn được kết quả viên mãn, trước phải khéo ứng dụng phương tiện của nó.

Pháp môn tu tập nào của Phật dạy đều có chia Phương tiện và Cứu kính.

Pháp môn tu tập nào của Phật dạy đều có chia Phương tiện và Cứu kính.

Thế nào là phương tiện của pháp Trì danh niệm Phật?

Phương tiện Trì danh niệm Phật là "dùng tình cảm để dẹp tình cảm", nói cụ thể hơn "dùng gai lể gai". Cho nên cửa phương tiện của nó là Ưa (hân) và Chán (yếm) hay hồi hướng. Bởi vì phàm phu chúng ta hằng đắm mê theo dục lạc thế gian, thường ngày tâm niệm cứ tung tăng đuổi theo dục lạc, muốn dừng tâm niệm lại, song không tài nào dừng nổi.

Thấy thế, Phật thương xót vì chúng ta nói kinh A-di-đà, chủ yếu trong ấy, trước diễn tả cảnh trang nghiêm đẹp đẽ ở cõi Cực Lạc, sau chê trách sự khổ sở nhơ nhớp ở cõi Ta-bà, khiến chúng sanh sanh tâm ưa thích cõi Cực Lạc, chán ngán cõi Ta-bà. Tâm ưa chán đến cao độ thì niệm danh hiệu Phật dễ được nhất tâm. Nếu không biết ưa chán, dù có niệm Phật cũng chỉ niệm trong loạn tưởng mà thôi. Thế nên, Ưa Chán là cửa cổng đi vào ngôi nhà Cực Lạc.

Phương pháp Trì danh niệm Phật muốn được kết quả viên mãn, trước phải khéo ứng dụng phương tiện của nó.

Phương pháp Trì danh niệm Phật muốn được kết quả viên mãn, trước phải khéo ứng dụng phương tiện của nó.

Ưa cái gì? Thể theo kinh A-di-đà, đức Phật Thích-ca định nghĩa cõi Cực Lạc là: 

"Chúng sanh trong cõi này không có các thứ khổ, chỉ thọ các điều vui, nên gọi là Cực Lạc."

Lại nữa, cõi Cực Lạc nào là hàng rào, lưới giăng, hàng cây đều làm bằng bốn thứ báu - bạc, vàng, lưu ly, pha lê - ao nước rất ngon lành đầy đủ tám thứ công đức, trên bờ ao có nhà lầu xây bằng bảy báu -bạc vàng lưu ly pha lê xa cừ xích châu mã não - dưới ao có hoa sen lá to bằng bánh xe, hoa nở phát ánh sáng tùy theo sắc và nhả hương thơm ngào ngạt, có nhạc trời, có mưa hoa, có chim hót thành tiếng nói pháp ...

Đức Phật chủ cõi Cực Lạc hiệu A-di-đà - Vô lượng quang, vô lượng thọ - đang vì chúng nói pháp. Dân chúng ở cõi này toàn là hàng Thanh văn, Bồ-tát tu hành đều được không còn lui sụt và có những vị chỉ còn một đời được bổ đi làm Phật ..., cho nên ở đây thảy đều là hạng người lành bậc thượng.

Cõi này chứa đựng đầy đủ những yếu tố mà chúng ta đang ưa thích, nào là thuần vui không khổ, trang nghiêm đẹp đẽ, bảy báu dẫy đầy, thầy thánh bạn hiền, sống lâu khỏe mạnh, ăn mặc tùy ý, lui tới thong dong ... Những hình ảnh này khiến chúng ta khao khát ước mơ, đó là Ưa.

Hồi hướng thế nào? Hồi là xoay lại, hướng là hướng đến. Chúng ta xoay sự ưa thích quyến luyến nơi cõi Ta-bà hướng đến cõi Cực Lạc để chán cõi Ta-bà, mến ưa Cực Lạc.

Hồi hướng thế nào? Hồi là xoay lại, hướng là hướng đến. Chúng ta xoay sự ưa thích quyến luyến nơi cõi Ta-bà hướng đến cõi Cực Lạc để chán cõi Ta-bà, mến ưa Cực Lạc.

Chán cái gì? Phần sau kinh A-di-đà, đức Phật Thích-ca nói:

"Chư Phật ở mười phương cũng khen ngợi ta rằng: Phật Thích-ca Mâu-ni hay làm được việc ít có khó làm, hay ở thế giới Ta-bà xấu ác đầy dẫy năm thứ nhơ nhớp - kiếp người nhơ nhớp, kiến chấp nhơ nhớp, phiền não nhơ nhớp, chúng sanh nhơ nhớp, mạng sống nhơ nhớp - được thành Phật, vì chúng sanh nói pháp khó tin."

Đó là Phật chê trách cõi Ta-bà nhơ nhớp xấu xa khiến chúng ta nhàm chán xa lánh. Hai bên đã trưng bày rõ ràng trước mắt chúng ta, một bên thì tốt đẹp trang nghiêm sang trọng vui vẻ, một bên nhơ nhớp xấu xa khổ đau, để chúng ta sanh tâm ưa thích bên vui, chán ngán bên khổ. Đó là cửa cổng ưa chán để tiến vào ngôi nhà Cực Lạc.

Vì ưa thích say mê cảnh đẹp cõi Cực Lạc, chán ngán cái xấu xa nhơ nhớp cõi Ta-bà, nên tâm phiền rộn lăng xăng chạy theo dục lạc thế gian của chúng ta dần dần khô lạnh, chừng đó ứng dụng pháp tu Trì danh niệm Phật mới thành công. Song muốn tâm ưa chán lên đến cực điểm, hằng ngày chúng ta phải phát nguyện hồi hướng.

Đức Phật chủ cõi Cực Lạc hiệu A-di-đà - Vô lượng quang, vô lượng thọ - đang vì chúng nói pháp. Dân chúng ở cõi này toàn là hàng Thanh văn, Bồ-tát tu hành đều được không còn lui sụt và có những vị chỉ còn một đời được bổ đi làm Phật ..., cho nên ở đây thảy đều là hạng người lành bậc thượng.

Đức Phật chủ cõi Cực Lạc hiệu A-di-đà - Vô lượng quang, vô lượng thọ - đang vì chúng nói pháp. Dân chúng ở cõi này toàn là hàng Thanh văn, Bồ-tát tu hành đều được không còn lui sụt và có những vị chỉ còn một đời được bổ đi làm Phật ..., cho nên ở đây thảy đều là hạng người lành bậc thượng.

Hồi hướng thế nào? Hồi là xoay lại, hướng là hướng đến. Chúng ta xoay sự ưa thích quyến luyến nơi cõi Ta-bà hướng đến cõi Cực Lạc để chán cõi Ta-bà, mến ưa Cực Lạc. Ví như:

Mỗi khi ra đường thấy rác rến sình lầy nhơ nhớp, chúng ta khởi nghĩ: Cõi Ta-bà thật là bẩn thỉu nhơ nhớp đáng chán, cõi Cực Lạc toàn bảy báu trang nghiêm trong sạch đáng ưa thích. Ta nhất định phát nguyện sanh về Cực lạc để khỏi thấy sự nhơ nhớp này nữa. Đó là hồi nhơ nhớp hướng trong sạch.

Hoặc khi chúng ta gặp những nghịch cảnh bức bách khổ đau liền khởi nghĩ: Cõi Ta-bà nhiều đau khổ bất như ý, ở Cực Lạc hoàn toàn an vui mãn nguyện. Ta phải chán cõi này, mong mỏi được vãng sanh về cõi Cực Lạc mới toại nguyện. Đây là hồi đau khổ hướng Cực Lạc.

Hoặc khi ra chợ hay xóm làng nghe những lời chửi bới nguyền rủa, chúng ta khởi nghĩ: Ở Ta-bà thường nghe những lời xấu ác, cõi Cực Lạc hằng nghe tiếng nhạc trời, tiếng chim nói pháp... ta rất chán ngán cõi Ta-bà, nguyện sanh về Cực Lạc để hằng ngày được nghe pháp. Đây là hồi phiền não hướng về Bồ-đề.

Mỗi khi ra đường thấy rác rến sình lầy nhơ nhớp, chúng ta khởi nghĩ: Cõi Ta-bà thật là bẩn thỉu nhơ nhớp đáng chán, cõi Cực Lạc toàn bảy báu trang nghiêm trong sạch đáng ưa thích. Ta nhất định phát nguyện sanh về Cực lạc để khỏi thấy sự nhơ nhớp này nữa. Đó là hồi nhơ nhớp hướng trong sạch.

Mỗi khi ra đường thấy rác rến sình lầy nhơ nhớp, chúng ta khởi nghĩ: Cõi Ta-bà thật là bẩn thỉu nhơ nhớp đáng chán, cõi Cực Lạc toàn bảy báu trang nghiêm trong sạch đáng ưa thích. Ta nhất định phát nguyện sanh về Cực lạc để khỏi thấy sự nhơ nhớp này nữa. Đó là hồi nhơ nhớp hướng trong sạch.

Hoặc trong tình huynh đệ bằng hữu có xẩy ra việc phản trắc, chúng ta khởi nghĩ: Ở cõi Ta-bà bạn bè không thật tốt khiến ta phiền não, cõi Cực Lạc toàn là người lành bậc thượng đáng kính mến. Ta nhất định nguyện sanh về bên ấy để được làm bạn với những người toàn thiện. Đây là hồi bạn ác hướng bạn lành.

Hoặc vì sanh kế vất vả nhọc nhằn mà kiếm miếng ăn không đủ, tấm mặc chẳng lành, chúng ta khởi nghĩ: Ở Ta-bà làm khổ nhọc mà không đủ ăn không có mặc, cõi Cực Lạc muốn ăn có ăn muốn mặc có mặc, khỏi lo lắng mệt nhọc. Ta quyết định nguyện sanh về Cực Lạc để được ăn no mặc ấm mà không nhọc nhằn. Đây là hồi đói rách hướng no ấm...

Tóm lại, mọi trường hợp mọi hoàn cảnh vừa xảy đến với chúng ta, chúng ta khéo lợi dụng để hồi hướng về Cực Lạc, khiến tâm chán Ta-bà càng ngày càng mãnh liệt, lòng ưa Cực Lạc càng lúc càng tăng trưởng. Đó là chúng ta khéo tận dụng cánh cửa phương tiện ưa chán tiến vào ngôi nhà Tịnh Độ.

Mọi trường hợp mọi hoàn cảnh vừa xảy đến với chúng ta, chúng ta khéo lợi dụng để hồi hướng về Cực Lạc, khiến tâm chán Ta-bà càng ngày càng mãnh liệt, lòng ưa Cực Lạc càng lúc càng tăng trưởng.

Mọi trường hợp mọi hoàn cảnh vừa xảy đến với chúng ta, chúng ta khéo lợi dụng để hồi hướng về Cực Lạc, khiến tâm chán Ta-bà càng ngày càng mãnh liệt, lòng ưa Cực Lạc càng lúc càng tăng trưởng.

Thế nào là cứu kính của pháp Trì danh niệm Phật? Cũng kinh A-di-đà dưới phần giới thiệu cõi Cực Lạc, đức Phật Thích-ca nói:

"Nếu có người thiện nam thiện nữ nghe nói về Phật A-di-đà, chuyên trì danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày nhất tâm không loạn, người ấy khi chết được Phật A-di-đà và Thánh chúng hiện ở trước. Người này khi chết tâm không điên đảo liền được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A-di-đà."

Người muốn vãng sanh về cõi Cực Lạc phải giữ niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà, hoặc một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm không loạn, nhất định được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Bởi vì hành giả đã chán ngán cõi Ta-bà lắm rồi, một lòng hâm mộ cõi Cực Lạc, nên dùng sáu chữ Nam-mô-a-di-đà Phật làm công phu tu trì hằng ngày. Dùng sáu chữ này làm sợi dây xiềng niệt cổ con khỉ ý thức của mình, bắt buộc nó phải nằm im một chỗ. tức là đi đứng ngồi nằm làm việc hay nghỉ ngơi đều niệm danh hiệu Phật, hoặc niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng tùy hoàn cảnh. 

Nếu có người thiện nam thiện nữ nghe nói về Phật A-di-đà, chuyên trì danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày nhất tâm không loạn, người ấy khi chết được Phật A-di-đà và Thánh chúng hiện ở trước.

Nếu có người thiện nam thiện nữ nghe nói về Phật A-di-đà, chuyên trì danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày nhất tâm không loạn, người ấy khi chết được Phật A-di-đà và Thánh chúng hiện ở trước.

Kiên trì nắm giữ danh hiệu Phật không lơi lỏng, lâu ngày ý thức sẽ kiệt quệ từ từ, cho đến một ngày nào đó sẽ lặng mất. Đó là niệm Phật được nhất tâm. Niệm Phật nhất tâm thì ý nghiệp được lắng sạch, thân nghiệp khẩu nghiệp cũng theo đó sạch luôn. Tức ứng hợp với câu "tam nghiệp hằng thanh tịnh đồng Phật vãng Tây Phương". Ba nghiệp sạch hết, còn động lực nào lôi kéo chúng ta đi vào đường luân hồi?

Song chúng ta cần giản trạch nhất niệm và nhất tâm. Niệm Phật chỉ còn nhất niệm, được vãng sanh Tịnh độ là sự. Niệm Phật đến nhất tâm, thấy tự tánh Di-đà duy tâm Tịnh độ là lý.

Chỉ chuyên trì sáu chữ Di-đà không có niệm nào khác chen vào, mượn một niệm dẹp tất cả niệm. Duy giữ một niệm niệm Phật, đi đứng ngồi nằm liên tục không gián đoạn, đến đây là nhất niệm. Nương niệm này cầu vãng sanh về cõi Phật Di-đà chắc chắn sẽ mãn nguyện, là sự niệm Phật.

Dùng lục tự Di-đà làm diệu dược trị mọi chứng bệnh loạn tưởng, khi bệnh lành thuốc cũng bỏ. Tức là niệm Phật đến chỗ vô niệm, chỉ còn nhất tâm chân như, là nhất tâm. Niệm Phật đến vô niệm, thì thấy tự tánh là Di-đà, bản tâm là Tịnh độ, hiện bày trước mắt. Tự tánh của mình xưa nay hằng giác, nên nói "Vô lượng quang". Tự tánh chưa từng sanh diệt, thoát ngoài vòng thời gian, nên nói "Vô lượng thọ". 

Kiên trì nắm giữ danh hiệu Phật không lơi lỏng, lâu ngày ý thức sẽ kiệt quệ từ từ, cho đến một ngày nào đó sẽ lặng mất. Đó là niệm Phật được nhất tâm.

Kiên trì nắm giữ danh hiệu Phật không lơi lỏng, lâu ngày ý thức sẽ kiệt quệ từ từ, cho đến một ngày nào đó sẽ lặng mất. Đó là niệm Phật được nhất tâm.

Bản tâm mình xưa nay hằng thanh tịnh do vọng tưởng dấy động nên bị nhiễm ô, theo nghiệp dẫn đi trong lục đạo, vọng tưởng lắng sạch chỉ còn một tâm thanh tịnh là tịnh độ, nên nói "TÂM TỊNH THÌ ĐỘ TỊNH". Đây là lý niệm Phật, đúng với tinh thần Đại thừa Phật giáo, cùng các pháp tu khác đồng gặp nhau.

Song buổi đầu, người niệm Phật cần đầy đủ niềm tin vào lời giới thiệu của đức Thích-ca, trông cậy hẳn vào cõi Cực Lạc của đức Phật A-di-đà, gá tâm nơi đó để gầy dựng, lòng ưa chán. Không cần lý luận cõi Cực Lạc có hay không, chỉ tin quyết rằng đức Phật Thích-ca không dối gạt ta, y theo lời Ngài dạy tu hành chắc chắn sẽ được lợi ích lớn. Đủ lòng tin rồi, chuyên tâm trì niệm ngày đêm không lơi lỏng, chẳng kể ngày giờ năm tháng, chỉ khi nào được nhất tâm mới thôi. Đồng thời đối duyên xúc cảnh khéo phát nguyện hồi hướng về Cực Lạc, hành giả đầy đủ lòng tin (tín), chuyên tâm trì niệm (hạnh), thường xuyên phát nguyện hồi hướng (nguyện) là đầy đủ điều kiện tu trì pháp môn Trì danh niệm Phật.

Niệm Phật nhất tâm thì ý nghiệp được lắng sạch, thân nghiệp khẩu nghiệp cũng theo đó sạch luôn.

Niệm Phật nhất tâm thì ý nghiệp được lắng sạch, thân nghiệp khẩu nghiệp cũng theo đó sạch luôn.

Tuy nhiên, nhìn pháp môn tu nào, chúng ta phải nhìn thẳng cứu kính, đừng mắc kẹt ở phương tiện. Vì phương tiện là tùy cơ, căn cơ chúng sanh có cao thấp sai biệt, đức Phật vì lợi ích khắp quần sanh, nên lập cửa phương tiện có nhiều sai biệt. Chúng ta đừng chấp vào trình độ mình để phê bình kẻ khác, cũng đừng vin khả năng kẻ khác trở lại khinh rẻ mình. Phải biết căn cơ trình độ mình, chọn lấy pháp tu thích hợp với mình, là người khôn ngoan nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm