Chủ nhật, 09/10/2022, 08:14 AM

Quả báo (Phần 2)

Quán chiếu sự luân hồi nhân và quả không phải là hai sự kiện khác nhau riêng biệt. Mắt nhìn thấy hai sự kiện là do vọng niệm của Tâm phân biệt, quán chiếu viên dung thì chỉ thấy một sự kiện duy nhất: Hai là một, một là hai, hoặc tất cả là một, một là tất cả.

Tiến trình từ nhân đến quả

Theo từ ngữ, tiến trình hay trình tự hoặc quá trình là sự di chuyển của một vật, một sự việc từ điểm khởi hành đến điểm đến và sự di chuyển này chiếm một quãng thời gian lâu hay mau từ giờ khởi hành đến giờ đến, nghĩa là có trước có sau. Tiến trình hàm ý một sự việc nhưng có hai thời điểm khác nhau.

Không gian thì vô cùng vô tận nếu không xác định một vị trí nào đó, thời gian thì vô thủy vô chung luôn luôn lưu chuyển Vô thường không lúc nào ngừng. Trong khi đó sự việc xảy ra thì hữu hạn, chỉ xảy ra ở một vị trí nào đó trong không gian và ở một thời điểm nào đó trong thời gian. Lấy thí dụ trong hình học, một sự việc xảy ra giống như một động tử M di chuyển trên một đường thẳng từ trừ vô cực (- ∞) đến cộng vô cực (+ ∞). Sự việc xảy ra trong một tiến trình nhân quả giống như một đoạn thẳng AB nằm trên đường thẳng vừa nói. A là Nhân và B là Quả. Nhân đứng trước và Quả đứng sau. Đường thẳng không có điểm khởi phát, không có điểm chót cùng, do đó không có vị trí trước hay sau để có thể xác định được. Đoạn thẳng AB có điểm khởi phát A, có điểm chót cùng B, do đó có vị trí trươc và sau để xác định một cách dễ dàng.

Quả báo (Phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- ∞ -----A ------ B ------ C ------ D ------ + ∞

Trong giới hạn một đoạn thẳng AB, điểm A đứng trước và điểm B đứng sau. Sang đến đoạn thẳng BC, điểm B đứng trước và điểm C đứng sau. Tiếp tục cứ như vậy, trong đoạn thẳng CD điểm C đứng trước và điểm D đứng sau…Tóm lại: Điểm B đứng sau ở đoạn AB nhưng lại đứng trước ở đoạn BC, điểm C đứng sau ở đoạn BC nhưng lại đứng trước ở đoạn CD...

Thời gian trôi liên tục không lúc nào ngừng, nếu xét trên đường thẳng thì không thể nói riêng một điểm nào là có vị trí trước hay sau. Đây là lý giải theo hình học cho dễ hiểu. Theo Phật học, lý nhân quả cần phải lý giải như sau: Quả đứng sau Nhân trong tiến trình đang được quan sát. Chính quả này lại trở thành Nhân đứng trước trong tiến trình kế tiếp, Nhân thành Quả rồi Quả lại thành Nhân và cứ như thế nối tiếp hết tiến trình này đến tiến trình khác. Do đó, lý nhân quả cũng gọi là lý luân hồi, diễn ý di chuyển rồi quay về vị trí cũ giống như một động tử M di chuyển theo chu vi một hình tròn rồi quay về điểm khởi hành (chữ Hán luân là bánh xe, hình tròn, và hồi là quay về, trở lại vị trí cũ). Nói đến lý luân hồi thường dẫn chứng Sinh Tử Tử Sinh diễn ý cuộc sống Con Người sinh ra rồi chết, chết rồi lại đầu thai sinh ra ở đời sau kế tiếp, cứ như vậy hoài, chỉ khác nhau có đời hưởng an lạc sung sướng, có đời chịu phiền não khổ sở do gieo nhân lành hay nhân dữ.

Dẫn chứng điển hình: Một gia đình trở nên giàu có sau một thời kỳ làm ăn chăm chỉ, chi tiêu tiết kiệm, biết dành dụm lo xa, mọi người trong gia đình đều cảm thấy an vui sung sướng. Trong tiến trình này, sự chăm chỉ cần kiệm là nhân và sự giàu có an vui là quả. Sau một thời gian an hưởng sự giàu có, mọi người sinh tâm hưởng thụ, không chịu làm ăn cần kiệm như trước lại đâm ra ăn chơi trụy lạc, mọi người đều cảm thấy sự phá sản và lo âu phiền não. Trong tiến trình này, sự giàu có là quả trong tiến trình trước trở thành nhân và sự lo âu, phiền não là quả.

Chính sự luân chuyển nhân quả quả nhân này đã phát sinh ra lập luận: Quán chiếu sự luân hồi nhân và quả không phải là hai sự kiện khác nhau riêng biệt. Mắt nhìn thấy hai sự kiện là do vọng niệm của Tâm phân biệt, quán chiếu viên dung thì chỉ thấy một sự kiện duy nhất: Hai là một, một là hai, hoặc tất cả là một, một là tất cả.

Một bàn tay gồm có mu bàn tay và lòng bàn tay. Bảo có một là đúng, bảo có hai cũng đúng mà bảo cỏ một là sai, bảo có hai cũng là sai, tất cả những nhận thức vừa kể đều cảm nhận thấy rõ ràng. Lý do: Quán chiếu viên dung thì chỉ thấy có một, nhận thức với Tâm phân biệt thì thấy có hai. Người sơ tâm thường không soi tỏ chân lý này. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm