Thứ, 25/07/2022, 07:18 AM

Quả dự lưu là gì?

Người chứng quả Dự lưu luôn luôn đối xử với mọi người bằng tình thương bao la rộng lớn và không bao giờ cố chấp vào nguyên tắc. Họ hiểu rằng pháp luật chỉ là công cụ chứ không phải là chân lý, giúp con người yêu thương nhau hơn mới là điều quan trọng, mới là cái gốc rễ.

Quả Dự lưu được Đức Phật định nghĩa là người chắc chắn sẽ được giác ngộ giải thoát, chắc chắn sẽ thoát khỏi luân hồi khổ đau trong tương lai. Tuy nhiên Đức Phật không đưa ra kì hạn sau khi chứng Dự lưu thì phải mất bao nhiêu thời gian mới giác ngộ giải thoát! Phật giáo Bắc tông có đưa ra kì hạn là bảy kiếp sau khi chứng quả Dự lưu nhưng điều này cũng chưa thật chính xác.

• Người chứng quả Dự lưu tuyệt đối không bao giờ đạo vào ba ác đạo là Địa ngục ‒ Súc sinh và Ngạ quỷ. Người đó dù có phạm lầm lỗi gì thì cũng tuyệt đối không bao giờ phải đoạ vào các đường ác. Họ sẽ phải chịu quả báo, nhưng sẽ phải chịu quả báo khi sống ở kiếp người mà thôi.

• Người chứng quả Dự lưu là người có lòng tôn kính Phật tuyệt đối. Dù có bị đe doạ hay sát hại đi chăng nữa, người đó cũng không bao giờ suy giảm lòng kính tin đối với Tam Bảo.

• Người chứng quả Dự lưu thường nhìn cuộc đời với cái nhìn bình thản, người đó thích quan tâm và săn sóc cho người khác hơn là quan tâm đến chính mình. Người chứng quả Dự lưu luôn luôn đối xử với mọi người bằng tình thương bao la rộng lớn và không bao giờ cố chấp vào nguyên tắc. Họ hiểu rằng pháp luật chỉ là công cụ chứ không phải là chân lý, giúp con người yêu thương nhau hơn mới là điều quan trọng, mới là cái gốc rễ.

Cư sĩ chứng đắc Thánh quả Dự lưu

adu1.phatgiao.org.vn

• Tuy nhiên người chứng quả Dự lưu vẫn còn bị ái luyến chi phối, họ vẫn thi thoảng phạm sai lầm, và vẫn phải chịu phán xét vì những sai lầm ấy.

• Những người chứng quả Dự lưu chưa có tiến bộ nhiều về thiền định. Họ chưa đủ trí tuệ để nhìn nhận rõ phải trái trắng đen trong tất cả mọi việc. Tuy nhiên, không phải khi nào họ cũng làm đúng, làm chính xác. Vì vậy khi thấy một người phạm sai lầm,ta cũng không được chỉ trích hay trách cứ người đó bởi vì sự chê bai và xét nét sẽ đem lại quả báo rất nghiệt ngã.

• Những người chứng quả Dự lưu chưa chắc chứng thiền định; và những người chứng thiền định cũng chưa chắc chứng thánh quả. Chứng thiền định rồi sẽ có thần thông, sẽ có nhiều phép lạ nhưng chưa chứng thánh quả vẫn còn rất tiểu nhân hẹp hòi.

Thánh quả là sự xác quyết về đạo đức nơi mỗi con người, là một con đường rất riêng nơi đạo đức của con người. Chính vì vậy có tài thôi thì chưa đủ, phải có cái tâm trong sáng, tốt bụng thì mọi sự mới thành tựu được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm