Quá khứ đã trót tạo lấy ác nghiệp, nếu muốn tương lai không thọ ác báo thì phải làm sao?
Từ nay trở về sau luôn tin sâu Nhân Quả, chẳng tà dâm, chẳng nói dối, chẳng nói lưỡi đôi chiều, chẳng nói thêu dệt, chẳng nói lời hung ác, chẳng sát sanh hại mạng, bên cạnh đó thường hay tán thán bâc Thánh hiền, thì ác duyên lập tức sẽ lật ngược lại thành thiện duyên...
Không nhất định hễ tạo ác là phải thọ ác báo? Đây thì nhất định không có mâu thuẫn với Nhân-Quả.
Vì sao?
Trước đây tuy rằng bạn đã tạo rất nhiều ác nghiệp nhưng hôm nay bạn đã chịu quay đầu hướng thiện đoạn dứt ác duyên, chúng ta phải biết Nhân nếu muốn kết thành Quả thì trong ấy phải có Duyên, nếu chẳng có Duyên thì tuy có Nhân mà Quả báo chẳng thể hiện ra.
Sự vận hành của Pháp trong nhân quả và nghiệp báo
Ví dụ như hạt dưa là hạt giống, tương lai có thể kết thành quả dưa, nhưng nó cần phải có duyên mới được. Cái gì là duyên? Duyên tức là đất đai, phân bón, ánh sáng, nước.... Đây tức là phải có điều kiện đầy đủ thì hạt giống mới có thể sanh trưởng thành cây dưa và tương lai ra hoa kết trái. Nếu nay ta đoạn hết duyên của hạt giống này, đem bỏ hạt giống này vào 1 cái hũ, ta để cả năm thì nó cũng chẳng thể nào kết trái nổi.
Đây tức là nói những tội nghiệp A Tỳ địa ngục mà bạn đã tạo ra trong quá khứ, tương lai bạn nhất định phải đi đến A Tỳ địa ngục để thọ ác báo, nhưng hôm nay nhờ chư Phật, Bồ Tát dạy bạn đoạn đứt những duyên ác này, tuy bạn có nghiệp nhân nhưng duyên không còn nữa, thì tương lai không phải thọ ác báo. Cách nói này rất hợp với đạo lý Nhân-Quả.
Vậy làm sao để đoạn dứt ác duyên? Từ nay trở về sau luôn tin sâu Nhân Quả, chẳng tà dâm, chẳng nói dối, chẳng nói lưỡi đôi chiều, chẳng nói thêu dệt, chẳng nói lời hung ác, chẳng sát sanh hại mạng, bên cạnh đó thường hay tán thán bâc Thánh hiền, thì ác duyên lập tức sẽ lật ngược lại thành thiện duyên, vậy là ác duyên đã đoạn dứt rồi đó.
Vậy nghiệp nhân mà ta đã gieo trong đời quá khứ đó có còn không?
Vẫn còn, hạt giống ác này vẫn còn trong A Lại Da Thức. Đây cũng như là ta bỏ hạt giống vào cái hũ vậy, hạt giống đó tuy không có nẩy mầm nhưng mà nó vĩnh viễn không bị tiêu mất, khi nào gặp được ác duyên thì nó sẽ trỗi dậy, còn nếu không gặp duyên thì nó vĩnh viễn nằm trong A Lại Da Thức. A Lại Da Thức chính là 1 cái kho, tất cả những hạt giống đều cất chứa trong đó.
Thế nên chúng ta đối với hết thẩy tội nghiệp đã tạo trước kia cũng không cần phải cứ mãi cắn rứt, cứ mãi hối hận mà làm gì, hãy dùng tất cả tâm tư đó, thời gian đó mà nỗ lực tu hành cho thật đàng hoàng.
Còn nếu như bây giờ không chịu nỗ lực tu học, mà còn tạo thêm ác duyên, tương lai chẳng những không thể vãng sanh về cõi lành mà bạn còn chắc chắn phải đi vào tam ác đạo để thọ lấy khổ báo. Đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu cho thật rõ ràng. Hoan nghênh chia sẻ, công đức vô lượng!!!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm