Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/10/2019, 07:38 AM

Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo Nguyên thủy (II)

Niết bàn là trạng thái đạt được sự làm chủ tâm trọn vẹn, trong tâm của các bậc giác ngộị đạt được Niết bàn không còn trạng thái cảm xúc tâm tư nhận thức chỉ đơn thuần là trí tuệ.

 >>Tư liệu nghiên cứu.

Nhận thức trong niết bàn

Cảm xúc có được sau khi giác quan tiếp xúc với thế giới trần cảnh, ta có thái độ nhận thức, nhận thức dẫn đến những khuynh hướng.

Bài liên quan

Trong Bộ Phân tích đoạn 373  “Chuyển hóa nhận thức là đặc tính của bậc giác ngộ, tất cả những bất thiện về tâm lý như tham lam, sân hận, quan điểm sai lầm về vô minh đã hoàn toàn mất hẳn trong tâm của bậc giác ngộ”.

Khi không còn tâm lý tham lam thì không có tư tưởng, sở hữu hóa, lợi ích nhóm.

Khi sân hận không còn thì không có phản ứng thái độ, giận dữ cô lập hơn thua, hiềm khích, đố kỵ

Không còn quan điểm sai lầm thì người đó đã xóa chủ nghĩa duy thần, duy tâm, mê tín dị đoan, sợ hãi.

Khi không còn vô minh thì người đó sẽ trí tuệ như vầng thái dương. Nhận thức của bậc giác ngộ, phản ứng đúng với thế giới hiện thực.

Đỉnh cao nhận thức của bậc giác ngộ là trí tuệ.

Đỉnh cao nhận thức của bậc giác ngộ là trí tuệ.

Đỉnh cao nhận thức của bậc giác ngộ là trí tuệ.

Trong bài kinh Chuyển pháp luân, kinh Tương ưng trang 243 đức Phật có đoạn mô tả “ Kiến thức về sự nhận chân Niết bàn vốn là bình minh của nhản quang vô cấu về thanh tịnh về thế giới hiện tượng xuất hiện”.

Sự xuất hiện trí tuệ của bậc giác ngộ là sự xuất hiện của con mắt trí thức tuệ tri, trí tuệ của ánh sáng đó là những khái niệm về giá trị tuệ giác của Niết bàn.

Bài liên quan

Tòan bộ các hoạt động thức đã được chuyển thành trí, dù thời Phật giáo nguyên thủy không nói về thức, nhưng thấy rõ rằng đức Phật nói đến trí tuệ sau này Duy thức học nói rỏ hơn về thế giới giác quan đạt được Diệu quang sắc trí đối với Thức mạt na, chấp ngã cái tôi đạt đến Bình đẳng tánh trí.  Tức không có thường kiến đoại kiến, giới cấm thủ. Từ đoạn kinh này các tâm lý lý học Yoga so sánh 4 loại nhận thức đưa đến 4 loại hình trí tuệ khác nhau.

Kinh Trung bộ tập 1, trang 10 Kinh Chuyển pháp luân, đức Phật nói Chánh tri kiến chỉ là chứng đắc thượng trí. Nói cách khác người chứng đắc Niết bàn là người đạt trí tuệ cao cấp vì xã hội vẫn dùng tri thức và trí tuệ để phân biệt những trí thức học từ sách vở, trường lớp, kinh nghiệm mà cao nhất là tri thức của khoa học gia, nhà bác học.

Trí tuệ mà đức Phật đạt được mô tả trong kinh Chuyển Pháp luân: Là tuệ quang xuất hiện từ trước đến nay chưa từng được biết đến. (Trí tuệ của Ngài chưa được biết đến).

Kinh Trung tập 1 trang 175 có những Khái niệm tương đương. Tuệ giác của bậc đạt Niết bàn là tuệ tri Nhanha hoặc nana hay kiến thức viên mãn parina, kiến thức cao cấp apina, hay là trí tuệ panna hoặc tuệ giác Vipassana hoặc là kiến thức về bản chất của các sự vật hiện tượng như chúng đang là, không phải là sự dán nhản chủ quan lên sự vật hiện tượng.

Kinh tập Thi kệ 734 có nói “Trong Niết bàn các hoạt động nhiểm đắm của thức đã hoàn toàn chấm dứt, không còn sinh khởi của tâm”. Do thức lúc này đã chuyển thành trí tuệ, sự chuyển thức vinana thành trí tuệ Panna là mục tiêu mà tất cả người tu học Phật phải hướng về.

Trí tuệ mà đức Phật đạt được mô tả trong kinh Chuyển Pháp luân: Là tuệ quang xuất hiện từ trước đến nay chưa từng được biết đến. (Trí tuệ của Ngài chưa được biết đến).

Trí tuệ mà đức Phật đạt được mô tả trong kinh Chuyển Pháp luân: Là tuệ quang xuất hiện từ trước đến nay chưa từng được biết đến. (Trí tuệ của Ngài chưa được biết đến).

Bài liên quan

Kinh Trường bộ tập 2, trang 263 có nhận xét sự khác biệt về tái sinh của bậc giác ngộ và người phàm :  Đối với người phàm thức vào trong thai của người mẹ (hạt giống cái) tạo thành tâm vật lý - danh sắc nama-ruppa (phôi). Đối với bậc đạt Niết bàn thức không thể được hình thành hoặc không an nghĩ vĩnh viễn (viññāṇaṃ attham agamā) thoát khỏi sinh và diệt vì vậy không có tiến trình nghiệp tái sinh đối với bậc giác ngộ. Bậc giác ngộ không còn tái sinh theo tham ái, chấp thủ.

Lý giải của kinh tạng Pali về chuyển thức thành trí đó là giải thoát tâm khỏi các lậu hoặc bao gồm tham ái, sân hận, si mê, cố chấp làm cho tâm tuệ giác nhẹ nhàng.

Giải thoát tri kiến trong kinh tạng Pali:  là tuệ tri hay tuệ giác về sự giải thoát, trí tuệ biết rỏ rằng mình đã được giải thoát, trong kinh Pali mô tả qua 4 câu:

    Tái sinh đã tận.

    Hạnh thánh đã thành.

    Việc nên đã làm

    Không còn trở lại sinh tử này nữa

Trong khi Thiền tông Trung Quốc cho rằng bậc đạt được giác ngộ không biết rằng mình giác ngộ nếu không trình bài kệ cho Thiền sư sư phụ để được xác nhận đã giác ngộ hay chưa, vị đạt được giác ngộ gọi là Pháp tự.

Đỉnh cao của nhận thức là trí tuệ, kinh Trung bộ tập 1, Ngài Xá lợi Phất có nói  “thức có sự phân biệt”, trong khi trí tuệ phải vun trồng. Thức có được do học hỏi và trải nghiệm. Ví dụ phụ nữ thường có cảm xúc mạnh sống nhiều với thức dễ cảm nhận và biểu lộ cảm xúc buồn vui, ghét muốn.

Thanh tịnh đạo luận 1369 ngài Phật âm có phát biểu: “Trí tuệ là trạng thái  chuyển hóa cao cấp của các ý niệm của tưởng của thức phân biệt, là quá trình thanh lọc toàn bộ các thái độ của tưởng và thái độ của thức’.

Trí tuệ là loại tuệ tri cao cấp toàn diện, kiến thức viên mãn, kiến thức nhãn quang có khả năng loại trừ u mê. Về bản chất trí tuệ là nhìn sự vật như chúng đang là “Như lý tác ý” nhằm dẫn đến sự kết thúc các lậu hoặc để đạt được sự giác ngộ.

Trong thế giới nội tâm thức phân biệt cảm xúc thái độ của bậc giác ngộ không thể hình thành được. Vì vậy bậc giác ngộ không còn chạy theo 4 cảnh giới thiền vô sắc: Không vô biên xứ, Vô sỡ hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là làm chủ cảm xúc trong thời gian ngắn hạn.

Niết bàn là trạng thái đạt được sự làm chủ tâm trọn vẹn, trong tâm của các bậc giác ngộị đạt được Niết bàn không còn trạng thái cảm xúc tâm tư nhận thức chỉ đơn thuần là trí tuệ.

Niết bàn là trạng thái đạt được sự làm chủ tâm trọn vẹn, trong tâm của các bậc giác ngộị đạt được Niết bàn không còn trạng thái cảm xúc tâm tư nhận thức chỉ đơn thuần là trí tuệ.

Sau này đức Phật chỉ đề cập đến Xả Niệm Thanh tịnh tức là sống với trí tuệ, chuyển các thức thành trí tuệ để đạt được Tam minh.

Kinh Trung bộ tập 4 trang 23, đức Phật khẳng định ở cảnh giới thiền thứ 4, bốn cấp độ thiền của thế giới vô sắc, 3 thần thông, người tiệm cận Niết bàn bắt đầu phát triển trí tuệ, vì vậy cần ứng dụng điều này để chấm dứt dòng chảy của các lậu hoặc.

Kinh Trường bộ tập 3, trang 281 mô tả Niết bàn: "Sau khi diệt trừ tận gốc rễ của các lậu hoặc, hành giả bước vào và an trú sự giải thoát của tâm (ceto-vimuttiṃ) và giải thoát nhờ trí tuệ (paññā-vimuttiṃ), vốn thoát khỏi các lậu hoặc và có thể được chứng nghiệm ngay trong đời sống này." sự giải thoát đó phải được tâm trải nghiệm.

Sự giải thoát nhờ trí tuệ, giải thoát tâm khỏi phiền nảo bằng phương pháp trí tuệ gọi là Tuệ giải thoát và tâm giải thoát là giải thoát phiền nảo khỏi tâm

Niết bàn và trạng thái không còn nhận thức

Trong diệt thọ tưởng định, tiến trình ý niệm hóa, tiến trình cảm xúc, tiến trình tâm tư, tiến trình nhận thức hoàn toàn vắng mặt. Sự vắng mặt này có điều kiện

Ví dụ: Ngài Bồ đề đạt ma 9 năm ngồi tu ở Bích động, hiện nay có Buddha boy ngồi 2 năm không ăn uống và vệ sinh. Đây là trạng thái Thiền diệt thọ tửơng định đặc biệt vì toàn bộ hoạt động tri giác đã tạm ngưng.

Đức Phật không khuyến khích Diệt thọ tưởng định vì không lợi ích cho ai, chỉ có lợi cho bản thân của vị đó. Trong khi người chứng đắc Niết bàn sử dụng trí tuệ trong giao tiếp, ứng xử, đi đứng nằm ngồi chỉ đơn thuần là sự đi, sự thấy, sự biết.Vì vậy không nên đề cao những vị đạt được diệt thọ tưởng định.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Xem thêm