Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/01/2024, 09:30 AM

Quay về nội tâm

Quay về nội tâm là đề tài quan trọng đối với Phật tử và cũng là một việc mà nhiều người dễ ngộ nhận và phạm sai lầm, cho nên chúng ta cần cân nhắc kỹ để đi đúng con đường Phật đã đi.

Đức Phật Thích Ca có đời sống trầm mặc, gọi là tịch mặc, hay đời sống không sống với ngoại cảnh, nhưng phần lớn sống với nội tâm. "Quay về nội tâm” là chúng ta muốn có đời sống như Phật, nhưng làm giống Phật về hình thức thì ai cũng làm được, còn làm đúng như Phật đã làm để thành Phật thì không ai được.

Thật vậy, bắt chước sống trầm mặc như Phật, hướng về nội tâm, sống âm thầm thì chỉ một thời gian sau, người ta thường rơi vô bệnh trầm cảm; vì khi sống với nội tâm, túc nghiệp là tất cả những việc tốt xấu quá khứ của chúng ta đều hiện ra, đó là nghiệp, phiền não, trần lao. Vì lý do đó, chúng ta không nên ngồi yên, nhưng nên tìm việc tốt để thay thế việc xấu.

Giải quyết sự xung đột trong chính nội tâm

139323554_1393237684360374_8604493876007007080_n

Riêng thầy thường chọn pháp sám hối là đem điều tốt vào lòng để xua đuổi điều xấu. Siêng năng lạy Phật, đem Phật vào lòng là khởi đầu tu. Kinh nghiệm tu hành của chư vị Tổ sư đều dạy phải đem Phật vào lòng để loại trừ tà ma và đem pháp Phật vào để xóa ác nghiệp quá khứ, vì nhiều kiếp chúng ta sống trong sanh tử, nên đã đem ma vào đầy ắp lòng mình, tạo thành nghiệp dày đặc.

Thầy khuyên các Phật tử nghe pháp, nhận thấy ý nào mình tâm đắc thì lưu lại trong lòng, vì nhờ những điều tốt nghe được trong thời pháp, hoặc đọc được trong sách thánh hiền, đó là kinh nghiệm của người trước để chúng ta thực tập theo.

Nếu không biết những gì tốt hay xấu, chúng ta sẽ phạm sai lầm, mà sai lầm về tâm thì khó cứu. Vì vậy, cần đem pháp Phật vào lòng để rửa sạch lòng trần và học những kinh nghiệm tu hành của các vị Tổ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Xem thêm