Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/09/2022, 14:27 PM

Ra đi để trở về

Ra đi, tầm nhìn sẽ được mở mang, tri thức sẽ thêm hoàn thiện, bởi “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Đặc biệt là học hỏi những kinh nghiệm thực tập chuyển hoá nội tâm từ các bậc trưởng lão, tôn túc để chuyển hoá phiền não tự thân.

Audio

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, có năm điều nguy hại này cho người sống du hành dài, du hành không có mục đích. Thế nào là năm?Không nghe điều chưa được nghe; không làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; có sợ hãi một phần điều đã được nghe; cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng; không có bạn bè.

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người sống du hành có mục đích. Thế nào là năm?Nghe điều chưa được nghe; làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; không có sợ hãi một phần điều đã được nghe; không cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng; có bạn bè.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Du hành dài, phần Du hành dài [1], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.723).

DucPhat (1)

LỜI BÀN:

Du hành là không ở cố định một nơi, luôn di chuyển, gần như lang thang vô định cốt yếu nhằm không dính mắc vào các tiện nghi vật chất. Du hành là lối sống đẹp, thong dong nhẹ nhàng của các bậc xuất gia, khất sĩ. Chỉ ba y và bình bát, vị Tỷ kheo cứ thế bộ hành, vân du đó đây tự tại. Cơm ăn hàng ngày phụ thuộc vào tín thí, chỗ nghỉ là những gốc cây. Sống đơn giản tri túc và thiểu dục, không cần dự phòng cho tương lai; chỉ an trú vững chãi, chánh niệm từng phút giây trong hiện tại. 

Đặc trưng của đời sống khất sĩ là du hành, với mục đích trợ duyên cho giải thoát. Thay đổi môi trường sống liên tục nhằm tránh xa sự tham đắm và chấp thủ. Ngay cả gốc cây mà không nên ngủ quá ba đêm vì sợ khởi tâm ưa thích và bám víu, huống gì là tinh xá, chùa chiền và tín đồ… Mặt khác, du hành có mục đích là cơ hội quý giá để học hỏi, tầm cầu giáo pháp. Ra đi, tầm nhìn sẽ được mở mang, tri thức sẽ thêm hoàn thiện, bởi “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Đặc biệt là học hỏi những kinh nghiệm thực tập chuyển hoá nội tâm từ các bậc trưởng lão, tôn túc để chuyển hoá phiền não tự thân.

Được tiếp nhận và trao truyền kinh nghiệm tu tập là phúc duyên của hàng hậu học. Sự trải nghiệm của chư vị trưởng lão sẽ làm giàu thêm hành trang giải thoát cho người thực tâm cầu học, nhất là sự thân chứng mà chư vị đã kinh qua như nhân quả, nghiệp báo, tội phước và các diễn biến nội tâm trong thiền định. Những lời giáo huấn ấy như cam lộ tưới tẩm những tâm hồn bất an, đặc biệt là khơi dậy niềm tịnh tín giải thoát nơi các hành giả sơ cơ, nội tâm chưa thực sự an lạc, vững chãi.

Du hành còn là một phương thức vận động cơ thể, rèn luyện thể lực, thích ứng với nhiều môi trường sống khác nhau, tạo ra sự điều hòa và khoẻ mạnh. Đồng thời, đời sống du hành sẽ mở rộng các quan hệ pháp lữ, thắt chặt thêm tình huynh đệ ở những trụ xứ khác nhằm trợ duyên và nương tựa lẫn nhau hướng đến giải thoát. Đây là những lợi ích thiết thực cho những hành giả sống du hành có mục đích.

Tuy nhiên, đối với những ai du hành không vì mục tiêu hướng đến giải thoát thì chỉ đơn thuần là du hí mà thôi. Vân du sơn thủy du lịch đó đây mà xa rời mục tiêu phạm hạnh và hướng đến giải thoát thì không phải là hạnh du hành. Vì thế, du hành có mục đích là điều tối cần thiết cho đời sống khất sĩ nhằm hướng đến giải thoát, an lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Xem thêm