Thứ tư, 22/06/2022, 14:52 PM

Sách mới ra: Văn hóa Phật giáo Việt Nam

Giáo trình “Văn hóa Phật giáo Việt Nam” sẽ trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản của văn hóa Phật giáo nước nhà trên các lĩnh vực tiêu biểu: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng Phật giáo, văn hóa nghệ thuật Phật giáo.

Từ khi được truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã hoà quyện với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để chuyển tải những thông điệp tinh hoa trí tuệ của Phật giáo, nhất là tư tưởng Từ Bi Hỷ Xả. Đây chính là cơ sở tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của Phật giáo trên bản đồ văn hóa Việt Nam suốt hơn hai nghìn năm qua thông qua con đường giao lưu và tiếp biến văn hóa. Với những điểm tương đồng vốn có, tinh hoa tư tưởng văn hóa Phật giáo khi vào Việt Nam nhanh chóng được nhân dân ta vốn là cư dân của nền văn hóa lúa nước hiền hòa, chất phác, tiếp nhận một cách tự nhiên. Phật giáo nhanh chóng bén rễ và lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội hình thành đạo Phật Việt Nam.

Có thể khẳng định, khi đến với Việt Nam trong buổi bình minh của lịch sử, Phật giáo đã tìm đến với văn hóa dân gian để từng bước tạo được chỗ đứng trong tâm thức nhân gian. Nơi gặp gỡ của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa đã trở thành bảo tàng lịch sử văn hóa dân tộc để từ đó Phật giáo luôn gắn bó và đồng hành với đất nước Việt Nam, với con người Việt Nam. Bởi văn hóa dân gian là sản phẩm sáng tạo của nhân dân, kết tinh trí tuệ, thể hiện khát vọng và tâm tư tình cảm của chính nhân dân Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo Việt Nam như là một thực thể tinh thần khó có thể tách rời nên sẽ khó tránh khỏi khiếm khuyết, nếu nghiên cứu văn hóa dân tộc Việt Nam mà bỏ qua văn hóa Phật giáo Việt Nam và ngược lại. Ở một khía cạnh nào đó, văn hóa Phật giáo Việt Nam chính là phần nền, phần móng vững chắc của ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Nếu phần nền móng này bị lung lay sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngôi nhà Phật giáo.

Sách mới: Đại cương tư tưởng Phật giáo Việt Nam

Bìa sách ' Văn hóa Phật giáo Việt Nam'.

Bìa sách " Văn hóa Phật giáo Việt Nam".

Vì vậy, chung tay vun đắp văn hóa Phật giáo Việt Nam là bổn phận của tất cả những người con Phật, không kể là xuất gia hay tại gia, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện sẽ khiến cho sự “hòa tan”, đánh mất bản sắc văn hóa là một thách thức to lớn đối với bất kỳ nền văn hóa của bất cứ dân tộc nào.

Giáo trình "Văn hoá Phật giáo Việt Nam" này ra đời là kết quả kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu nhiều năm của chúng tôi trong Khoa Phật giáo Việt Nam - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh, lớp Cao – Trung cấp giảng sư – Ban Hoằng pháp Trung Ương – GHPGVN, trên cơ sở kế thừa các công trình của chư Tôn đức, các bậc tiền bối đi trước. Chúng tôi nỗ lực biên soạn giáo trình này, không chỉ dành cho các trường Phật học mà còn mở rộng đối tượng tiếp cận là sinh viên ngành khoa học xã hội nhân văn của các trường cao đẳng, đại học đang có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung, Văn hoá Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Giáo trình “Văn hóa Phật giáo Việt Nam” sẽ trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản của văn hóa Phật giáo nước nhà trên các lĩnh vực tiêu biểu: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng Phật giáo, văn hóa nghệ thuật Phật giáo. Qua đó, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức được hệ thống và khái quát khá toàn diện về bức tranh văn hóa Phật giáo nước nhà trong suốt tiến trình lịch sử.

Trong xu hướng toàn cầu hóa ngày một mạnh mẽ, chúng tôi cũng mong góp một tiếng nói khiêm tốn trong việc giới thiệu những giá trị cốt lõi của văn hóa Phật giáo nước nhà để các cấp, các ngành, các giới quan tâm, nghiên cứu nhằm có chính sách bảo tồn, gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Mong cho Phật giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh, văn hóa Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển đúng hướng, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển bền vững; đồng thời, vừa bảo lưu những giá trị cốt lõi giàu bản sắc của mình, vừa quảng bá tinh hoa văn hóa Phật giáo nước nhà với cộng đồng thế giới, góp phần hoằng dương chính pháp, đem lại lợi lạc cho nhân sinh, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ vô cùng phát triển nhưng đời sống văn hóa tinh thần của con người hiện đại đầy những âu lo bất an, chỉ số hạnh phúc của nhân loại lại không mấy khả quan.

Các sách nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam mới ra của nhóm tác giả Hạnh Tuệ bao gồm: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Thiền học Việt Nam, Văn học Phật giáo Việt Nam…

Qúy vị quan tâm về quyển sách : “Văn hóa Phật giáo Việt Nam” xin hoan hỷ liên hệ qua số điện thoại: 0975384933                                                                    

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm