Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/08/2020, 10:56 AM

Sắm lễ rằm tháng bảy: Đại đức Thích Minh Quang khuyên 'thèm gì cúng nấy'

Trước băn khoăn của nhiều người về việc cúng trái cây gì, thực phẩm gì ngày rằm tháng bảy, Đại đức Thích Minh Quang khuyên "mua gì cúng đó, thèm gì cúng nấy".

Rằm tháng 7 là dịp để mỗi người con hướng về ông bà tổ tiên và nguyện cầu những điều bình an - Ảnh: Lương Đình Khoa.

Rằm tháng 7 là dịp để mỗi người con hướng về ông bà tổ tiên và nguyện cầu những điều bình an - Ảnh: Lương Đình Khoa.

Sắm lễ gì để cúng rằm tháng bảy là băn khoăn của nhiều gia đình, cùng với đó là những tranh luận về việc đốt quần áo, vàng mã cho ông bà tổ tiên sao cho họ kịp “nhận” và “mặc” trước khi đóng cửa ngục.

Nói về vấn đề này, Đại đức Thích Minh Quang - trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam) chia sẻ “công thức” 6 yếu tố một ban thờ cần có, không chỉ lễ rằm tháng bảy mà cả trong các ngày rằm, mùng một hay lễ tết khác, đó là: Nhang - đăng - quả - thực - nước - hoa.

“Về nhang, chúng ta chỉ nên thắp 3 cây nhang. Nếu ở chùa, chúng ta cần hiểu theo nghĩa khác, nhưng tại gia thì quý vị có thể hiểu: Một cây nhang là thắp cho tổ tiên, các cụ các ông bà đã mất trong quá khứ. Một cây nhang là cầu cho hiện tại được khỏe mạnh, bình an. Cây còn lại là cầu cho tương lai con cháu được duy trì và tiếp nối. Vậy đó là quá khứ - hiện tại và vị lai”, Đại đức nói.

Về đăng – trên ban thờ nên có một đôi đèn dầu, thể hiện cho ánh sáng của trí tuệ Phật, của chúng sinh và ánh sáng của đời xưa tiên tổ được tiếp nối đến đời mình. 

Về các loại quả để thờ cúng, Đại đức nói hóm hỉnh: “Mọi người thường bảo quả này quả kia không được thờ vì tên của nó không may mắn. Nhưng thực tế cá nhân thầy cho rằng chỉ có 3 loại quả không được thờ - là bom, mìn, lựu đạn. Còn quả nào cũng thờ được cả. Do anh thèm gì thì anh cúng nấy. Anh thèm chuối thì anh cúng chuối, thèm đu đủ cúng đu đủ... Cúng gì là do sự thèm, sự thích của anh, chứ có bao giờ mình hỏi các cụ ăn gì để mình mua đâu?

Tiếng nhạc “Xin đừng trách song thân” vang lên giữa những ngày tháng bảy

Hôm nay mua cân táo về cúng, nhỡ trẻ con trong nhà không biết, lỡ lấy một vài quả ăn mất thì sao? Nhiều người bảo không cúng được vì không thanh tịnh. Nhưng ai biết đâu bao nhiêu quả táo ngon, bà bán táo đã nếm trước từ sáng rồi, nên không thể nói là không thanh tịnh. Chẳng lẽ chuối lại cúng cả buồng? Mình cúng là tâm thanh tịnh hơn tướng thanh tịnh, nên cân táo kia vẫn đặt lên cúng được”.

"Thực" được hiểu là là cơm canh cần bày cúng. Tuy nhiên với góc nhìn của mình, Đại đức Minh Quang khuyên nên hiểu thực ở đây còn là thực thà. Cả câu nói của dân gian “Có thực mới vực được đạo” cũng nên hiểu theo nghĩa "tâm thật thà thì mới tải được đạo, lớp nghĩa thứ hai mới là đồ ăn uống, là cơm canh bánh trái.  

Mâm cơm chay cúng dường trai tăng dịp lễ Vu Lan 2019 tại chùa Địa Tạng Phi Lai.

Mâm cơm chay cúng dường trai tăng dịp lễ Vu Lan 2019 tại chùa Địa Tạng Phi Lai.

Vậy chúng ta nên cúng những món gì?

“Cá nhân thầy khuyên rằng chúng ta mua gì cúng đó, cúng xong sẽ thụ lộc. Nhưng ít nhất cần có một hộp bánh và chai nước. Ngày rằm, mùng một chúng ta mua thêm hoa quả, xôi chè cúng nhưng khi hạ lộc xuống thì hộp bánh và chai nước cần giữ nguyên cho đến lần lễ tiếp theo để trên ban thờ luôn có đồ lễ lưu lại, hoặc khi con cháu đến chơi thì có thể hạ lộc của các cụ xuống cho con cháu ăn. Sau đó ta lại mua một hộp bánh khác đặt lên, thắp nén nhang mới dâng cúng các cụ. Có lễ lưu như vậy sẽ ấm cúng ban thờ hơn" - Đại đức Thích Minh Quang nói.

Về nước, Đại đức khuyên nên có hai chai, hoặc hai chóe nước nhỏ trên ban thờ để cho thanh tịnh, mát mẻ. Về hoa, hoa nào cúng cũng được, và không hoa nào bằng hoa của việc sống thiện, sống tốt, sống từ bi và giúp người.

Cha mẹ là Bụt, đừng đi tìm Bụt ở nơi nào khác

Đức Phật dạy: Trong tứ trọng ân của nhà Phật, ân Cha Mẹ là một trong những ân quan trọng nhất mà ai trong chúng ta dù có là Phật tử hay không cũng phải báo đáp kể cả Đức Phật. Không có Cha Mẹ thì không có sự tồn tại của chúng ta ngày hôm nay. Ảnh: Lương Đình Khoa.

Đức Phật dạy: Trong tứ trọng ân của nhà Phật, ân Cha Mẹ là một trong những ân quan trọng nhất mà ai trong chúng ta dù có là Phật tử hay không cũng phải báo đáp kể cả Đức Phật. Không có Cha Mẹ thì không có sự tồn tại của chúng ta ngày hôm nay. Ảnh: Lương Đình Khoa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm