Chủ nhật, 04/08/2019, 07:58 AM

Tháng 7 nên đọc kinh gì?

Tháng 7 Âm Lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh, không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm Tháng Bảy.

> Lời Phật dạy sâu sắc

Đan xen với sự vui mừng đó, cũng không ít người hay lo lắng, bâng khuâng về tháng Bảy âm lịch. Hay trong tín ngưỡng dân gian truyền miệng là “Tháng Cô Hồn”. 

Người dân thường làm gì trong tháng cô hồn

Tháng 7 Âm Lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan Hiếu Hạn, không những đối với ai là hàng Phật tử, mà hầu như tất cả con dân nào của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm Tháng Bảy. Ảnh: Internet

Tháng 7 Âm Lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan Hiếu Hạn, không những đối với ai là hàng Phật tử, mà hầu như tất cả con dân nào của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm Tháng Bảy. Ảnh: Internet

Theo quan niệm dân gian, tháng Bảy âm lịch hằng năm, là tháng mà Địa Phủ mở cửa cho các tù nhân bị giam trở về dương gian với nhiều mục đích khác nhau của họ. Cũng chính vì lối suy nghĩ mê  tín dị đoan đó, mà kéo theo hàng loạt câu chuyện ma quái, hư ảo. Mà đa phần xuất phát từ giới “thầy bà”, hay những kẻ kinh doanh trục lợi. 

Bài liên quan

Có thể nói, cúng kiến là một phần lễ nghi không thể thiếu trong tháng cô hồn này. Tùy vào mức độ “mê” lầm của gia chủ và điều kiện kinh tế, mà họ thường lễ bái, cúng kiến nhằm cầu xin “tai qua nạn khỏi”, “an ổn làm ăn”...

Hoặc tâm lý hoang mang lo sợ của rất nhiều người, do những tà kiến si mê và sâu dày đã in hằng trong tìm thức của họ, khiến cho họ có cái nhìn sai về Thế giới Cõi Âm và đặc biệt là tháng Bảy âm lịch này.  Rất nhiều đám cưới trong cả nước....không tổ chức vào tháng này. Nhiều cửa hàng kinh doanh cũng “xả hơi”, nhiều việc quan trọng liên quan tới tài vụ thì cũng mặc định được người dân “tạm gác sang một bên”. Hạn chế ra đường, nhà cửa đôi khi thì đóng kín bưng...Tưởng chừng như không còn quá nhiều cảnh tượng đó tồn tại ở năm 2019 này, nhưng đó vẫn đang là thực trạng chung trên cả nước, đã “âm thầm” đi vào tư duy và chiếm một phần nhận thức của người dân về tháng Bảy cô hồn...! 

Tháng 7 trong quan điểm của Phật giáo 

Với nhà Phật, không có cái việc năm xui tháng hạn, không có giờ tốt giờ xấu, không có năm hên năm họa…tất cả đều do Nhân Quả của mỗi cá thể chúng ta, công bằng, khách quan và chính xác.

Với nhà Phật, không có cái việc năm xui tháng hạn, không có giờ tốt giờ xấu, không có năm hên năm họa…tất cả đều do Nhân Quả của mỗi cá thể chúng ta, công bằng, khách quan và chính xác.

Không biết phải mất bao lâu để gỡ bõ hết những định kiến đó, nhưng chung qui cho cùng, trên quan điểm của Phật Giáo, tất cả việc tài vận và sinh mệnh đều do bản thân chúng ta - là chủ nhân của những nghiệp từ vô lượng kiếp gây tạo, chẳng qua hôm nay ta hiện hữu nơi đây với thân tướng làm người, và phải trả hoặc nhận những nhân từ tiền kiếp. Đó là điều hiển nhiên.

Với nhà Phật, không có cái việc năm xui tháng hạn, không có giờ tốt giờ xấu, không có năm hên năm họa…tất cả đều do Nhân Quả của mỗi cá thể chúng ta, công bằng, khách quan và chính xác. Vì vậy, nhiều người đã nhìn nhận sai về Tháng 7.

Bài liên quan

Thứ nhất, trong số những người cõi âm đang tồn tại xung quanh chúng ta, hoặc bị giam cầm dưới nơi địa ngục, cũng có bạn bè, thân quyến, họ hàng xa gần của ta…có thể vẫn chưa đầu thai. Nên việc gọi chung là Cô hồn và có ý xui đuổi, xa lánh là trái với lòng yêu thương mà Phật đã dạy cho chúng ta.

Thứ hai, việc chúng ta quán tưởng, hay nói cách khác là tưởng tượng những việc xui rủi sẽ đến với mình hay nhà mình chỉ làm cuộc sống ta thêm hoang mang và nặng nề. Việc nhiều người cố dự đoán điểm rơi của “tai họa” và điều xui xẻo, vận hạn lại càng làm cho họ rối ren hơn trong cuộc sống, và sức khỏe.  

Còn về cách mà dân gian thường gọi là Tháng cô hồn, đứng trên quan điểm của một người Phật tử, ta phải hiểu theo lời Phật dạy như sau :

Theo lời Phật dạy, chúng ta hiểu rằng: "Luân hồi có sáu nẻo, trong đó, đau khổ nhất là những chúng sinh dưới cõi địa ngục. Trừ những người quá cố chấp, còn lại ngày nay ai cũng hiểu rằng, chết chưa phải là hết, sau khi chết, mỗi người bước qua một giai đoạn khác, một cá thể khác để tiếp tục tồn tại.

Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh điển của Phật giáo.

Khi cúng Rằm tháng 7 để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn mồ mả, không con cháu hương hoả.

Trong Phật giáo, linh hồn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên mà chưa siêu thoát, vẫn đang bị đoạ ở những chốn khổ đau thì được coi là cô hồn. Nên khi cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ thế nào thì cúng cô hồn cũng phải trang nghiêm như thế.

“Đây là một tập tục đẹp của dân tộc ta trên tinh thần của Phật giáo, khoảng 30 năm về trước không có ai gọi tháng 7 là tháng cô hồn cả”, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm nói.

Theo quan điểm Phật giáo, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng tập tục kiêng mua bán, kiêng hội hè, kiêng đi lại, kiêng đủ thứ trong "tháng cô hồn" là không đúng. Tháng 7 trong Phật giáo được coi là tháng tốt, mọi việc buôn bán vẫn diễn ra bình thường, không phải kiêng kị.

Kinh sám hối cho chúng sinh nơi địa ngục

Không bằng vật chất, mà bằng tâm thành để trì tụng. Chỉ cần chúng ta thành tâm trì tụng, lễ Phật nhiều ngày, nhiều chùa và nhiều người thì cõi địa ngục sẽ được ảnh hưởng tốt đẹp. Ảnh minh họa

Không bằng vật chất, mà bằng tâm thành để trì tụng. Chỉ cần chúng ta thành tâm trì tụng, lễ Phật nhiều ngày, nhiều chùa và nhiều người thì cõi địa ngục sẽ được ảnh hưởng tốt đẹp. Ảnh minh họa

 

Hôm nay, tôi xin giới thiệu bài kinh cầu Siêu độ chúng sinh nơi địa ngục, trích trong cuốn Kinh Việt hóa mang  tên: “Những Bài Kinh Tụng Hằng Ngày” do Nhà Xuất Bản Tôn Giáo phát hành để khuyến khích mọi người thiết tha trì tụng. 

[Đọc thêm: Tại sao nữ nhân Đinh - Nhâm - Quý lận đận tình duyên?]

Bài liên quan

Trước hết là cầu cho chúng sinh nơi đại ngục sớm thoát  tội khiên, để nương nhờ Phật Pháp mà sinh về cõi lành. Nhờ sự giáo hóa của các vị Bồ Tát, nhất là Bồ Tát Địa Tạng, các chúng sinh đó sẽ sám hối tu hành phát nguyện, làm vô số điều lành để chuột lại lầm lỗi. Nguyện lực của người trì tụng sẽ ảnh hưởng mạnh đến cõi địa ngục đây là điều chắc chắc. Chúng sinh địa ngục sẽ nương theo từng lời tụng của chúng ta để sám hối và phát nguyện. Một khi họ đã được chuyển tâm, thì sự trừng phạt cũng sẽ nhẹ bớt... Đó là cách chúng ta cứu giúp thân quyến chúng sinh dưới địa ngục. 

Không bằng vật chất, mà bằng tâm thành để trì tụng. Chỉ cần chúng ta thành tâm trì tụng, lễ Phật nhiều ngày, nhiều chùa và nhiều người thì cõi địa ngục sẽ được ảnh hưởng tốt đẹp.

Xóa nhân địa ngục trong mỗi người bằng bài kinh

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kế đến, khi chúng ta tha thiết mong mỏi chúng sinh thoát cảnh đọa đày nơi địa ngục thì tự nhiên theo luật Nhân Quả, chính chúng ta đã diết trừ nhân địa ngục nơi chúng mình...vĩnh viễn chúng ta không bao giờ đọa địa ngục nữa. 

Nếu nhiều người trì tụng bài kinh này, thì ngay nơi cõi người, ngục tù sẽ giảm bớt, xã hội sẽ tốt đẹp hơn vì điều thiện được tôn vinh, điều ác được hóa giải. 

Vì 3 lợi ích trên, chúng ta hãy cố gắng phát nguyện trì tụng Lời Cầu Siêu Độ Chúng Sinh Nơi Địa Ngục này, cũng như hãy khuyến khích mọi người cùng trì tụng...để sự an vui hạnh phúc đến với cuộc đời, đến với muôn loài chúng sinh trong pháp giới.

Xin nguyện cho:

Địa ngục trống không

Trời, Người vô cùng

Pháp giới chúng sinh

Đồng thành Phật Đạo.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Sám hối cho chúng sinh nơi địa ngục

Quỳ hoặc đứng tụng : 

Chủ lễ xướng : 

“Xin Chúng sinh nơi địa ngục tụng theo rằng: “Đại chúng cùng hòa theo : 

Từ muôn kiếp si mê điên đảo 

Theo ác tâm gây tạo tội khiên 

Giết người hại vật triền miên 

Nỗi đau kẻ khác, lòng quên đoái hoài 

Nay tha thiết nương oai thần Phật 

Chứng tâm con như cắt như đâm 

Xót xa hối hận lỗi lầm 

Ước mong chuộc lại gấp trăm vạn lần 

Giờ còn lại tâm thành theo Phật 

Lòng từ bi ngày một lớn lên 

Thương yêu khắp cả mọi miền 

Nổi đau kẻ khác nguyện xin nhận giùm 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1 lạy ) 

Nam Mô Đại Từ Di Lặc Tôn Phật ( 1 lạy ) 

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (1lạy ) 

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ( 1 lạy )

Chủ lễ xướng : 

“Xin Chúng sinh nơi địa ngục tụng theo rằng:” 

Đại chúng cùng hòa theo: 

Từ muôn kiếp tham lam ích kỷ 

Quên tha nhân chỉ nghĩ lợi mình 

Dối gian, trộm cướp, tranh giành 

Để cho kẻ khác mặc tình khóc than 

Tội con lớn hơn ngàn ngọn núi 

Nên bây giờ sám hối ăn năn 

Mai sau trở lại trần gian 

Con xin được sống hoàn toàn vị tha 

Tuy nghèo khổ nhưng là người tốt 

Không gian tham một chút của người 

Lại còn giúp đỡ cho người 

Bằng công, bằng của, bằng lời thương yêu 

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1lạy ) 

Nam Mô Đại Từ Di Lặc Tôn Phật ( 1 lạy ) 

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (1lạy ) 

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (1lạy ) 

Chủ lễ xướng : 

“Xin chúng sinh nơi địa ngục tụng theo rằng:” 

Đại chúng cùng hòa theo: 

Những kiếp trước lòng nhiều ganh ghét 

Khinh kẻ này, chỉ trích kẻ kia 

Tâm đầy phiền giận trách chê 

Thấy người có lỗi, không hề khoan dung 

Con đâu hiểu sống cùng cõi thế 

Người với người phải biết thương nhau 

Trần gian này lắm khổ đau 

Chỉ vì thù hận chìm sâu lòng người 

Con xin nguyện ngàn đời sau nữa 

Bụi oán hờn chẳng chứa trong tâm 

Thương người như thể thương thân 

Tâm từ bi sẽ tinh cần đắp xây 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1lạy) 

Nam Mô Đại Từ Di Lặc Tôn Phật ( 1 lạy ) 

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (1lạy ) 

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ( 1 lạy ) 

Chủ lễ xướng: 

“Xin chúng sinh nơi địa ngục tụng theo rằng” 

Đại chúng cùng hòa: 

Ai cũng thế, ít nhiều, đều tội 

Chỉ khác nhau biết lỗi hay không 

Đời là bể khổ mênh mông 

Khéo nương Phật Pháp thoát vòng trầm luân 

Phật là đấng chí Tôn chí Kính 

Con đời đời xin đãnh lễ Người 

Từ Bi Trí Tuệ tuyệt vời 

Nhờ Thần uy Phật, con rời cõi mê 

Lời Phật dạy, đường về cõi giác 

Là mặt trời soi sáng thế gian 

Lòng con tha thiết muôn vàn 

Xin tìm theo mãi bước chân Phật Đà 

Nay sám hối thay cho tất cả 

Những chúng sinh đang đọa ngục hình 

Mong rằng sớm thoát tội tình 

Để cùng theo Phật tu hành chuyển tâm 

Dù lúc trước đã làm nên tội 

Nhưng về sau quyết đổi cuộc đời. 

Luật Nhân Quả đã tin rồi 

Từng giờ từng phút vun bồi thiện căn 

Chút điều tội cũng ngăn cũng giữ 

Chút điều lành cũng thử cùng làm 

Diệt trừ sân hận tham lam 

Huân tu khiêm hạ Từ Tâm vững bền 

Đường thiện nghiệp đi lên từng bước 

Nghiệp ác xưa từ khước quay lưng 

Tội xưa xin chuộc dần dần 

Bằng vô số việc thiện dâng cho đời 

Xin cúi xuống làm người hèn kém 

Miễn đôi tay làm đẹp cuộc đời 

Tình thương dâng khắp muôn nơi 

Con tim tuy nhỏ, nhưng trời đất ôm 

Dù có khổ quyết không đổi hướng 

Chỉ một đường cao thượng mà đi 

Cúi đầu trước Đức Từ Bi 

Như lời Phật dạy sống vì chúng sinh 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1lạy) 

Nam Mô Đại Từ Di Lặc Tôn Phật (1lạy) 

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (1lạy) 

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (1lạy).

 > Nơi tôi sống

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm