Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/08/2019, 15:55 PM

Sống trên đời phải biết tiết kiệm phúc báu

Trong cuộc sống, khi nghèo thì chúng ta thường sống rất tiết kiệm, chắt chiu từng đồng nhỏ. Nhưng khi giàu có thì lại có xu hướng tiêu xài thoải mái, lãng phí tiền của. Dưới góc nhìn đạo Phật thì chúng ta phải biết sống vừa đủ và tích lũy thêm phúc báo cho mình thì phúc báu mới bền vững được.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Phúc báu là gì?

Những

Những "phước báu" chúng ta đã hưởng, đang hưởng, và sẽ hưởng, chính do chúng ta đã tạo trong nhiều kiếp trước và ngay trong kiếp này. Ảnh: Internet

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nghe nói: Người này "có phúc" quá, cho nên mới được vừa giàu sang, vừa học giỏi, vừa đẹp đẽ, vừa mạnh khỏe, vừa may mắn, cầu con được con, cầu của được của, vạn sự như ý, tùy tâm mãn nguyện. Hoặc cũng có khi chúng ta nghe nói: Người này "bạc phước" quá, cho nên làm chuyện gì cũng thua lỗ, tính toán việc gì cũng hỏng, muốn gì cũng không nên, cầu gì cũng chẳng được, tai họa xảy ra tới tấp, gặp xui xẻo liên miên! Khi được may mắn, khi được sung sướng, khi được những sự như ý, khi được tất cả những điều gọi là "có phước", người đời thường nghĩ rằng, cho rằng: mình có phước báu như vậy là do trời thương, trời ban cho mình.

Bài liên quan

Sở dĩ con người có ý nghĩ như vậy là do tâm ích kỷ nhiều đời, do tập khí tham lam bỏn sẻn, do tánh ganh tị đố kỵ mà ra. Con người khi được sung sướng, thì mặc kệ người khác ra sao, chẳng bận tâm đoái hoài, đó là tâm ích kỷ. Con người khi được toại nguyện, muốn gì được nấy, thì mặc kệ người khác ra sao, thậm chí trong lòng còn chẳng muốn ai khác được như vậy, đó là tập khí tham lam bỏn sẻn. Con người khi được thành công thắng lợi, thì mặc kệ người khác ra sao, chẳng muốn ai khác bằng mình hay hơn mình, đó là tánh ganh tị đố kỵ vậy.

Thực ra, không có ông trời, thượng đế, hay đấng tạo hóa nào làm những chuyện bất công, thiên vị như vậy. Những "phước báu" chúng ta đã hưởng, đang hưởng, và sẽ hưởng, chính do chúng ta đã tạo trong nhiều kiếp trước và ngay trong kiếp này. "Mình làm mình chịu, mình làm mình hưởng" mới là lẽ công bằng tuyệt đối vậy. Cũng không ít người thắc mắc: Làm sao biết mình "có phước" hay không? Làm sao để tạo phước? Đồng thời chúng ta cũng cần nên biết: thế nào là phước hữu lậu và thế nào là phước vô lậu? Và khi làm phước giúp đỡ ai điều gì, mình nên nguyện như thế nào?

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhơn tích phước, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc.

Sống trên đời phải biết tiết kiệm phúc báu
Dân gian cũng có câu: “Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng”. Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ”. Ảnh minh họa

Dân gian cũng có câu: “Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng”. Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ”. Ảnh minh họa

Chia sẻ về vấn đề này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng chia sẻ: "Trong cuộc sống, khi nghèo thì chúng ta thường sống rất tiết kiệm, chắt chiu từng đồng nhỏ. Nhưng khi giàu có thì lại có xu hướng tiêu xài thoải mái, lãng phí tiền của. Dưới góc nhìn đạo Phật thì chúng ta phải biết sống vừa đủ và tích lũy thêm phúc báo cho mình thì phúc báu mới bền vững được". 

Bài liên quan

Dân gian cũng có câu: “Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng”. Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ”. San sẻ bằng cách nào? Có nhiều cách, như bố thí (giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em tật nguyền, người gặp hoạn nạn…), phóng sinh, cúng dường tạo phước, làm việc hiếu, việc đạo thì mới bền, nếu không thì dễ bị quả báo. Nên chăm làm phước, chớ ích kỷ hại nhân lợi mình, hại người sẽ được hưởng phúc lành.

Khi có tiền, nên chia số tiền mình có được thành bốn phần.

Một phần dùng để chi tiêu cuộc sống hàng ngày,

Hai phần kế tiếp dùng để đầu tư sinh lợi,

Phần còn lại hoặc để dành hoặc dùng để giúp đỡ người nghèo khó.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật cũng chỉ ra 5 việc không nên kinh doanh. Đó là "không buôn bán vũ khí, không buôn bán người, không buôn bán thịt, không buôn bán rượu, không buôn bán thuốc độc". Những việc kinh doanh làm tổn hại sinh mạng của con người và vật đều làm tổn đức và thọ nhận những quả báo đau khổ ở kiếp sau.

Người không có tiền cũng bố thí được, đó là bố thí bằng lời nói hoặc bằng hành động giúp đỡ. Ảnh minh họa

Người không có tiền cũng bố thí được, đó là bố thí bằng lời nói hoặc bằng hành động giúp đỡ. Ảnh minh họa

Chúng ta làm giàu trước hết đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình, người làm công, phục vụ. Kế đến, đem tài sản của mình làm ra cho bà con, thân hữu, bạn bè được an vui hạnh phúc.

Bài liên quan

Ngoài ra, phải biết bố thí, cúng dường người có đời sống đạo đức, phạm hạnh, người tu sĩ đồng thời học theo đức hạnh của các ngài nhằm xây dựng phước báo tốt đẹp cho bản thân trong đời này và đời sau.

Vậy muốn được phước báu chúng ta phải làm gì?

- Phải tích phước và (tiết) kiệm phước!

Vậy người nghèo không có tiền để bố thí thì làm sao tạo được phước? Vẫn được chứ! Trước hết hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước. Người đem tiền hoặc quần áo cho người nghèo, giáo lý nhà Phật gọi việc bố thí bằng tiền của là tài thí.

Người không có tiền cũng bố thí được, đó là bố thí bằng lời nói hoặc bằng hành động giúp đỡ. Ví dụ, người đang gặp chuyện gia đình buồn khổ, ta dùng giáo lý nhà Phật giảng giải, khuyên nhủ họ năng đi chùa lễ Phật, sám hối cầu tiêu tan tai ách cho bớt khổ, đó là pháp thí. Lại có cụ già, trẻ nhỏ đứng lo lắng bất an không dám sang đường đông xe cộ qua lại, ta đến dắt tay họ dẫn sang đường được an toàn, đó là vô úy thí.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm