Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/08/2020, 08:29 AM

Sống và chết

Chết là một quy luật tất yếu và không một ai có thể thoát khỏi bàn tay của thần chết. Người trên dương thế và kẻ nắm phần hồn dưới âm phủ cũng đều phải chết.

Quan niệm của Phật giáo về cái chết và sự tái sinh

Có một ông vua muốn được trường sinh bất tử nên đến cầu xin một nhà tâm linh chỉ cho cách sống không già, không chết. Nhà tâm linh nói rằng, “thưa đại vương, không có cái gì sinh mà không già và không chết; dẫu những người có quyền thế nhất trên đời này là bậc giàu có, nhiều tài sản và đầy đủ các thứ vật dụng khác thì khi đã làm người có sinh ắt phải có già và chết”. Sống chết là lẽ thường tình của mọi sự vật trên thế gian này. Con người cũng vậy, khi sinh ra dù sang hay hèn, đẹp hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau đều có một điểm chung là sẽ chết. Làm người ai cũng phải chết, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi, nhưng chúng ta ít ai ý thức được điều đó mà cứ nghĩ cái chết còn xa vời quá. Chết là một sự thật, nó sẽ đến với ta bất cứ lúc nào mà không phân biệt già hay trẻ. Có được thân người không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đã có là điều thật hy hữu, thật quý giá nhưng cũng thật mong manh, mới thấy đó rồi mất đó.

Chết là nỗi ám ảnh lớn nhất của con người. Ai cũng sợ chết nên trong suy nghĩ lúc nào cũng sợ hãi mọi thứ mình có được bị mất mát như tình yêu, người thân, tiền bạc của cải, danh vọng, bạn bè…, do đó ai cũng sợ một sự thật hiển nhiên này nên dù sắp chết phải đặt hòm ta đều gọi là hòm thọ (hòm sống) chứ không ai gọi là hòm chết cả. Chết không phải là hết mà chỉ là thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp nhân tốt xấu mình đã gieo trong hiện tại mà có kết quả trong tương lai.

Chết không phải là hết mà chỉ là thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp nhân tốt xấu mình đã gieo trong hiện tại mà có kết quả trong tương lai. Ảnh minh họa.

Chết không phải là hết mà chỉ là thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp nhân tốt xấu mình đã gieo trong hiện tại mà có kết quả trong tương lai. Ảnh minh họa.

Tại sao có sự sống chết tiếp nối nhau?

Đã làm người thì ai cũng phải chết, nhưng có người chết trẻ, có người chết già. Vì sao lại có sự sai biệt như vậy? Vâng, có hai loại chết là chết đúng tuổi thọ và chết không đúng tuổi thọ. Nhưng tuổi thọ ước chừng bao nhiêu mới gọi là chết thọ? Khoảng chừng sáu mươi tuổi trở lên đã có thể gọi là thọ. Còn những cái chết chưa hết tuổi thọ gọi là chết phi thời hay còn gọi là chết yểu. Con người sống đến khoảng sáu mươi tuổi trở lên gọi là già, có bệnh, không bệnh hoặc bệnh nhẹ mà chết gọi là chết đúng thời. Như vậy, chúng ta có thể hiểu chết đúng thời là chết già, chết thọ; còn những ai chết khi còn trong bụng mẹ, chết tuổi ấu thơ, chết khi còn thanh niên hoặc trung niên bằng cách này hay cách khác đều gọi là chết yểu hay chết phi thời. Thật ra, không thể kể hết các loại chết phi thời vì nó thiên hình vạn trạng. Chúng tôi y cứ theo sự sống thiết thực của con người xin tạm nêu ra một số cách chết không đúng thời:

Chết do đói khát, chết vì tai nạn bất ngờ, chết do sóng thần, động đất, lũ lụt cuốn trôi, chết do bị người giết hại, bị rắn cắn, bị thú dữ ăn thịt, chết bởi độc dược, chết cháy, chết do chiến tranh đa phần đều do nghiệp dữ, nghiệp nặng chiêu cảm. Chết do đói khát làm cho con người cực kỳ đau khổ, khát mà không được uống, đói mà không được ăn, chết từ từ hành hạ con người ham muốn, thèm khát nên oằn oại, khổ đau. Các cách chết dữ tợn, nhanh chóng, mau lẹ, chết tức khắc không kịp trối trăn nên thường gọi là chết bất đắc kỳ tử. Tôi có bà ngoại bị chết đói năm 1945, nhưng cậu của tôi tìm hoài không được, không biết bà chết ở đâu. Cuối cùng, đến năm 2008 cậu tôi phải nhờ một nhà ngoại cảm ở Thanh Hóa tìm dùm. Cô này tìm ra được chính người đào lỗ chôn bà ngoại tôi, nhưng xác chết nằm trên đường hướng ra Hà Nội vì năm 1945 cậu tôi đang học ở đó. Đúng 63 năm sau cậu mới tìm được xác bà ngoại để đem về Thái Bình nhập tháp. Lúc đó, ngoại tôi khoảng chừng ba mươi mấy tuổi, chết như vậy gọi là chết yểu, chết không đúng tuổi thọ hay còn gọi là chết do nghiệp xấu chiêu cảm.

Chết là một quy luật tất yếu và không một ai có thể thoát khỏi bàn tay của thần chết. Người trên dương thế và kẻ nắm phần hồn dưới âm phủ cũng đều phải chết. Ảnh minh họa.

Chết là một quy luật tất yếu và không một ai có thể thoát khỏi bàn tay của thần chết. Người trên dương thế và kẻ nắm phần hồn dưới âm phủ cũng đều phải chết. Ảnh minh họa.

Theo lời Phật dạy, ai tự tay mình giết hại, xúi bảo người giết hại, hoặc thấy người giết hại sinh tâm hoan hỷ, vui mừng thì quả báo mạng đền mạng trong hiện tại và mai sau; hoặc chúng ta từng bỏ đói người khác hoặc cướp giựt hay chiếm đoạt thực phẩm, hủy hoại mùa màng, đốt lương thực, thực phẩm… Do nhân và việc làm như thế nên về sau sẽ bị đói khát vô số kiếp. Có một lần, Phật hỏi các vị tỳ kheo mạng người sống trong bao lâu. Vị đầu tiên trả lời mạng người sống khoảng năm bảy chục năm. Người thứ hai nói mạng người sống trong bữa ăn và vị thứ ba trả lời mạng người sống trong hơi thở. Lúc này, Phật mới xác nhận vị thứ ba là người hiểu đạo. Rõ ràng, thở ra mà không thở vào thì mạng sống sẽ chuyển sang đời khác và chết không phải là hết, nó chỉ là thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp nhân tốt xấu trong hiện tại mà cho ra kết quả tương lai. Mạng sống con người ngắn ngủi và mong manh như chính hơi thở, ai luôn nhìn nhận như thế sẽ bớt chấp trước, bám víu vào “cái ta” ích kỷ này. Sở dĩ con người tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ, thù ghét, giết hại là do chấp ngã và tham muốn chiếm hữu nên khó rộng mở trái tim để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống cùng với tất cả mọi người. Cho nên, sống thọ hay chết yểu đối với nhà Phật không quan trọng mà quan trọng là chúng ta phải thấy dù sống một ngày mà biết đóng góp, dấn thân phục vụ vì lợi ích tha nhân thì vẫn hơn người sống 100 năm mà không giúp ích được gì cho ai.

Sống hôm nay như ngày cuối trong đời

Có một ông vua muốn được trường sinh bất tử nên đến cầu xin một nhà tâm linh chỉ cho cách sống không già, không chết. Nhà tâm linh nói rằng, “thưa đại vương, không có cái gì sinh mà không già và không chết; dẫu những người có quyền thế nhất trên đời này là bậc giàu có, nhiều tài sản và đầy đủ các thứ vật dụng khác thì khi đã làm người có sinh ắt phải có già và chết”. Sống chết là lẽ thường tình của mọi sự vật trên thế gian này. Con người cũng vậy, khi sinh ra dù sang hay hèn, đẹp hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau đều có một điểm chung là sẽ chết. Làm người ai cũng phải chết, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi, nhưng chúng ta ít ai ý thức được điều đó mà cứ nghĩ cái chết còn xa vời quá. Chết là một sự thật, nó sẽ đến với ta bất cứ lúc nào mà không phân biệt già hay trẻ. Có được thân người không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đã có là điều thật hy hữu, thật quý giá nhưng cũng thật mong manh, mới thấy đó rồi mất đó.

Theo tuệ giác của một nhà tâm linh, mạng người chỉ sống trong hơi thở, thở ra mà không thở vào thì mạng người kết thúc. Cuộc sống của chúng ta luôn dẫy đầy những rủi ro, bất trắc, tai nạn và thần chết luôn sẵn sàng đón chờ ta trong từng phút từng giây. Vậy mà ít ai để ý tới, ta cứ tranh nhau đua chen, giành giựt, giẫm đạp lên nhau rồi tạo nỗi khổ, niềm đau, gây ân oán, hận thù; rồi cuối cùng ai ra đi cũng với hai bàn tay trắng mà chẳng mang theo được thứ gì. Chết là một điều rất đáng sợ, con người nếu chưa phải là bậc Thánh thì phần đông đều lo âu, sợ hãi, hoang mang khi đối diện với cái chết.

Một hôm, có ông vua mẹ vừa qua đời ở tuổi 95, ông đau đớn và khổ sở vô cùng. Ông thương tiếc cùng tột và nghĩ rằng nếu ai cứu được mẹ ông sống thì ông sẵn sàng nhường lại đất nước cùng ngôi vị vương quốc. Ông đến gặp nhà tâm linh để giải bài tâm sự mong mỏi cứu được mẹ và sẽ đánh đổi cả giang sơn; nhưng nhà tâm linh đã nói “tất cả chúng sinh đều phải chết, đều phải kết thúc trong sự chết và đều không thể vượt qua cái chết; chết đến với mọi người là một sự thật hiển nhiên, ông không nên buồn khóc vô ích mà hãy dùng thời gian sống còn lại nuôi dưỡng và giúp đỡ người già nhiều hơn, và hãy thường xuyên quán niệm sự chết để khi ra đi không luyến tiếc, sầu khổ vì đã biết được đường mình sẽ đi”.

Nếu chúng ta biết nương theo lời Phật dạy luôn làm những việc tốt lành, không bao giờ làm các việc xấu ác thì chết đối với chúng ta như thay chiếc xe cũ để đổi lấy chiếc xe mới mà thôi. Có được chiếc xe mới rồi ta có quyền dạo chơi đây đó mà tùy duyên giúp đỡ mọi người cùng nhau vui hưởng an lạc, thái bình.Chết là một quy luật tất yếu và không một ai có thể thoát khỏi bàn tay của thần chết. Ảnh minh họa.

Nếu chúng ta biết nương theo lời Phật dạy luôn làm những việc tốt lành, không bao giờ làm các việc xấu ác thì chết đối với chúng ta như thay chiếc xe cũ để đổi lấy chiếc xe mới mà thôi. Có được chiếc xe mới rồi ta có quyền dạo chơi đây đó mà tùy duyên giúp đỡ mọi người cùng nhau vui hưởng an lạc, thái bình.Chết là một quy luật tất yếu và không một ai có thể thoát khỏi bàn tay của thần chết. Ảnh minh họa.

Hiểu về Sinh Tử - Cơ hội giải thoát ngàn vàng

Bây giờ, chúng ta cùng nghe câu chuyện nói về nỗi sợ hãi của chúa Diêm Vương khi biết mình sắp chết vì tuổi cao sức yếu. Nỗi sợ hãi lớn nhất của Diêm Vương là sợ người khác thay thế vị trí của mình, do đó ông càng đau khổ tột cùng vì sợ mất ngai vàng từ bấy lâu nay. Một cuộc họp đột xuất khẩn trương để tìm ra cách sống trường thọ, nếu ai giúp ông thoát được cái chết thì ông sẽ phong cho địa vị cao nhất. Nghe thế, các cư dân cõi âm đều mừng rỡ, nhanh chóng lên trần gian để tìm thầy thuốc giỏi. Cả đoàn người túa khắp trần gian đến các bệnh viện lớn tìm các thầy thuốc giỏi nhưng nơi nào cũng vô số oan hồn. Chỉ duy nhất một nơi làm việc của một bác sĩ trẻ là có một oan hồn mà thôi. Mọi người mừng quá trở về trình báo cho Diêm Vương hay biết. Lúc này, Diêm Vương ra chiếu chỉ cung thỉnh vị bác sĩ trẻ quang lâm cõi dưới. Vị ấy vừa đến nơi, Diêm Vương vui vẻ chúc mừng người sắp mang niềm vui đến cho mình. Sợ quá, vị bác sĩ liền nói “dạ thưa Diêm Vương, con vừa mới mở phòng mạch hơn một tiếng đồng hồ ạ, xin ngài hoan hỷ tha tội chết cho con, con không thể giúp gì được cho ngài cả, con mới vừa cưới vợ cách nay một tuần, xin Diêm Vương trả con về trần gian để con sống hạnh phúc với cô ấy”. Diêm Vương nghe xong mới sửng sốt, bàng hoàng, “vậy là ta cũng phải chết!”.

Chết là một quy luật tất yếu và không một ai có thể thoát khỏi bàn tay của thần chết. Người trên dương thế và kẻ nắm phần hồn dưới âm phủ cũng đều phải chết. Ngày xưa, con người không biết nên cứ tìm cách luyện thuốc trường sinh bất tử nhưng kiểm lại có ai sống hoài mà không chết đâu? Môt số tập tục lại nghĩ cõi này là cõi tạm, cõi dưới là cõi vĩnh hằng, nên khi chết người thân và tài sản phải được chôn theo. Tập tục này đã làm nhiều người phải đau khổ tột cùng vì chưa muốn chết mà phải chịu chết theo. Do vậy, đối diện với cái chết là một nỗi ám ảnh lớn nhất của một đời người. Chính Phật Thích Ca Mâu Ni đến 80 tuổi cũng phải ra đi theo quy luật sống chết, nhưng có điểm khác biệt hơn mọi người là Ngài đã báo trước sự ra đi với các đệ tử trước 3 tháng. Ngài hoàn toàn làm chủ sống chết nên an nhiên tự tại, bình thản ra đi và còn dặn dò bốn chúng hãy nên lấy giới luật thầy mà nương đó tu hành. Lúc còn sống Ngài giúp mọi người biết cách hoàn thiện chính mình để sống an vui, giải thoát trong giờ phút hiện tại; đến khi hết duyên đời thì Ngài tự mình tự tại ra đi. Nếu chúng ta biết nương theo lời Phật dạy luôn làm những việc tốt lành, không bao giờ làm các việc xấu ác thì chết đối với chúng ta như thay chiếc xe cũ để đổi lấy chiếc xe mới mà thôi. Có được chiếc xe mới rồi ta có quyền dạo chơi đây đó mà tùy duyên giúp đỡ mọi người cùng nhau vui hưởng an lạc, thái bình.

Xin chân thành cầu chúc cho mọi người làm chủ được sống chết để đến khi hết duyên đời ta vẫn vui vẻ ra đi không bao giờ luyến tiếc vì ta biết mình sẽ đi về đâu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tứ vô lượng tâm: Bốn pháp thiền phát triển tâm từ bi hỷ xả

Kiến thức 09:15 08/11/2024

Từ bi hỷ xả là những phẩm chất quan trọng của tâm Phật vốn có sẵn trong ta, tu tập, khơi dậy, phát triển tâm tứ vô lượng tâm là sống với tâm Phật, hoàn toàn thuận hướng giác ngộ giải thoát.

Trong họa có phúc

Kiến thức 20:00 07/11/2024

Chuyện xảy ra khi Đức Thế Tôn ở tại tinh xá Trúc Lâm, liên quan đến một thầy Tỷ-kheo hoàn tục. Thầy vốn là đệ tử của Trưởng lão Ðại Ca-diếp, tuy đã đạt Tứ thiền nhưng một hôm đến chơi nhà ông chú làm thợ vàng, trông thấy nhiều đồ trang sức đẹp mắt liền sanh lòng tham luyến, bèn hoàn tục.

Người niệm Phật được 25 vị Bồ tát gia trì mọi lúc mọi nơi

Kiến thức 16:30 07/11/2024

Đức Phật dạy: Nếu có chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh, đức Phật ấy liền sai 25 vị Bồ tát ủng hộ hành giả.

Chỉ tin một người

Kiến thức 14:32 07/11/2024

Một thời Thế Tôn ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các tỳ kheo: "Có năm nguy hại này, này các tỳ kheo, trong lòng tịnh tín đối với một người. Thế nào là năm?

Xem thêm