Sư bà Thích Giác Nhẫn vãng sanh lưu trái tim xá lợi pha lê và vô số xá lợi khác
Sau khi tịch, khuôn mặt Sư bà hồng hào sáng lạ thường và thân thể rất mềm. Sau lễ trà tỳ còn lưu lại hàng ngàn viên xá lợi. Xá lợi của Sư bà có viên to bằng đầu ngón tay cái, có viên bằng đầu ngón tay út, rất nhiều viên màu đen huyền, trắng, óng ánh pha đỏ rất đẹp.
Vào ngày 24/1/2003, sau khi xuất viện, tuy tuổi già sức yếu nhưng Sư Bà rất hoan hỷ cung thỉnh Thượng Tọa Thích Tôn Thật - Trưởng Ban Từ Thiện trao một số tịnh tài để ủng hộ chương trình mổ mắt cho người nghèo khó khăn.
Ngày hôm đó, Sư Bà rất vui vẻ không nghỉ trưa, vì thế cô Diệu Liên lo sức khỏe, thưa rằng “Sao Thầy không nghỉ trưa”, Sư Bà vui vẻ trả lời “Thầy làm được việc từ thiện cuối cùng nên vui quá không ngủ được”.
Dù vậy, nhưng khi nghe tiếng đại hồng chung thì Sư Bà liền gọi thị giả đỡ ngồi dậy lần chuỗi niệm Phật. Tinh thần của Sư Bà rất tỉnh táo, nói chuyện vui vẻ và thường cười, có khi cười ra tiếng.
Và dường như Sư Bà biết trước mình sẽ được Phật và Thánh chúng tiếp dẫn nên không lo cho thân tứ đại chỉ lo nhất tâm niệm Phật.
Trong di chúc được viết ngày 05/4/2000, Sư Bà có viết rằng: “Sau khi Thầy viên tịch, hậu sự các xuất sứ phải đúng với đạo pháp, thể hiện tinh thần giải thoát, tùy nghi cử hành tang lễ trong ba hay bốn ngày thôi. Không nên để lâu làm mệt nhọc mọi người! Thầy sợ tổn đức ! Sau khi thiêu, thâu Xá Lợi đặt trên bàn thờ, ngồi chung với hai Sư Tỷ ”.
Và ở cuối di chúc, Sư Bà có nói rõ rằng mình đã yên tâm trong lúc tuổi già cầu Vãng sanh Phật quốc.
Phải chăng đây là lời tiên triệu của Sư Bà biết trước mình sẽ về Cực Lạc mà với đức tính khiêm tốn của một vị xuất gia nên Sư Bà không muốn nói ra.
Sau Tháng Giêng năm Quý Mùi (2003), sức khỏe của Sư Bà giảm sút thêm. Đến 1 giờ khuya ngày mùng 6 tháng 2 (8/3/2003), sau khi uống sữa xong, Sư Bà nôn ra nước màu hồng dợt. Lúc đó, Sư Bà gọi bào muội Giác Bổn hộ niệm và gọi Ni chúng xúm quanh giường niệm Phật tiếp dẫn.
Sư Bà Giác Bổn hỏi Sư Bà Giác Nhẫn rằng: “Chị có nghe niệm Phật không?”.
Lúc đó, Sư Bà gật đầu ra dấu là có nghe niệm và miệng cũng niệm nhép nhép theo. Ni chúng chùa Huệ Lâm và các chùa khác cùng chư Phật tử luân phiên thay nhau trợ niệm.
“NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT” đã vang rền trong suốt 2 ngày đêm. Sáng ngày 9/3/2003 (mùng 7/2/Quý Mùi), Sư Bà nhiều lần giơ tay lên dường như muốn chỉ cái gì đó và cũng có nhiều lúc Sư Bà mở mắt nhìn về một chỗ với nét mặt vui vẻ.
Đến 11 giờ, Sư Bà mở mắt thật to, thật sáng và ngước nhìn lên trên dường như thấy cái gì đó đẹp đẽ phi thường như thấy Phật tiếp dẫn. Sau đó từ từ nhằm mắt khít lại, miệng cũng khép rất kín.
Sau khi tịch, khuôn mặt hồng hào sáng lạ thường và thân thể rất mềm. Trước khi làm lễ nhập kim quan, có một vị cư sĩ rất sợ đứng gần xác của người chết nhưng khi lại thăm Sư bà lần cuối cứ ngồi cạnh Sư Bà và nói rằng thấy Sư bà đang cười với mình.
Sau lễ trà tỳ còn lưu lại hàng ngàn viên xá lợi. Trong hình chỉ là một phần nhỏ vì các vị đệ tử đã thỉnh về chùa để thờ. Xá lợi của Sư Bà có viên to bằng đầu ngón tay cái, có viên bằng đầu ngón tay út, rất nhiều viên màu đen huyền, trắng, óng ánh pha đỏ rất đẹp. Có khoảng hơn một ngàn viên.
Đặc biết nhất là hơn 10 viên xá lợi pha lê, long lanh và chiếu sáng như viên pha lê. Và có 1 viên như nắm tay của em bé sơ sinh, có hình quả tim, ở phía trên còn có sợi dây màu đỏ có lẽ đây là gân máu đã hóa xá lợi. Xá lợi của Sư Bà Giác Nhẫn đã được nhiều Hòa Thượng, Sư Bà tán thán vì đây là kết quả tu trì suốt cuộc đời của một người xuất gia.
Hải Trí!
Sư Giác Khang niệm Phật vãng sanh và lưu xá lợi nhiệm mầu
Lời Tịnh Hải:
Lúc trẻ vừa biết đọc và biết chữ, Sư Bà Giác Nhẫn đã biết niệm Phật. 10 tuổi đã thuộc lòng chú Đại Bi, 12 tuổi lại thuộc chú Chuẩn Đề.
Ngày 5/4/2000, Sư Bà Giác Nhẫn viết di chúc, giữa lúc sức khỏe đầy đủ, tinh thần sáng suốt.
Sư Bà còn dặn dò không được kéo dài tang lễ quá lâu khiến tốn kém và làm mệt nhọc mọi người. Ba năm sau, ngày 9/3/2003, Sư Bà ra đi vĩnh viễn. Nhớ lại di chúc, căn cứ vào công đức tu hành của Sư Bà, người ta mới dám nghĩ Sư Bà Giác Nhẫn được Phật A Di Đà báo trước ngày giờ vãng sanh.
Có lẽ Sư Bà đã diện kiến Đức Từ Phụ A Di Đà vào khoảng tháng 3/2000. Sáng ngày 9/3/2003, lúc đang nằm nhắm mắt niệm Phật, nhiều lần đưa tay lên và mở mắt thật sáng. Theo H.T. Tịnh Không, trong những trường hợp tương tự, người sắp vãng sanh muốn báo cho mọi ngươi hiện diện rằng, Phật A Di Đà và Thánh chúng đã đến tiếp dẫn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm