Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sư chú: "Con xin trả lại Ipad"...

"Sư chú không nên dùng Ipad nếu như mình chưa có công việc cần thiết dùng đến nó. Theo con, sư chú nếu có thời gian sư chú nên đọc kinh sách, có nhiều ý nghĩa thiết thực hơn..."

Cách đây hai năm, trong một lần đi công tác tại Hà Nôi, tôi có ghé qua một ngôi chùa ở ngoại thành. Vừa bước vào cổng chùa, tôi bắt gặp một sư chú (sư chú là chư Ni, ở ngoài Bắc thường gọi những người mới xuất gia là sư chú, không phân biệt đó là Tăng hay Ni- PV) đang ngồi đọc sách dưới gốc cây khế, tay cầm chiếc quạt giấy, mặc bộ quần áo nâu đã cũ kỹ lắm rồi, có đôi chỗ bị nhăn nhúm, thậm chí là còn có "lỗ thủng" nữa.

Nhưng nhìn sư chú "dễ thương" lắm. Tôi đứng ở cổng nhìn sư chú một lát, thi thoảng mấy sư chú phe phẩy chiếc quạt rồi mỉm cười. Tôi cũng mỉm cười theo. Nhìn sư chú trong sáng, tươi mát quá!
 Ảnh minh họa

Sau khi đi lễ Phật xong, tôi bước ra ngoài sân đi vãng cảnh, lại bắt gặp sư chú ấy. Nhưng lúc này sư chú đang cầm chiếc chổi cọ quét sân, đi đôi dép tổ ong đã rách. Chốc chốc lại đưa tay lên trán gạt mồ hôi.

Tôi bước đến gần hỏi và hỏi:

- Adidaphat! Sư chú xuất gia được lâu chưa ạ? Năm nay sư chú bao nhiêu tuổi đời rồi?

Sư chú nhoẻn miệng cười:

- Adidaphat! Con mới xuất gia được gần một năm. Năm nay con 20 tuổi đời rồi chị ạ.

- Vậy ạ, còn con năm nay ngoài 30 tuổi đời, tuổi đạo là 2 tuổi thưa sư chú. - Tôi cười và đáp.

Sư chú đã quét sân xong, tôi và sư chú ngồi xuống ghế đá, vừa hóng mát vừa trò chuyện. Câu chuyện của hai người cứ miên man, chuyện đời, chuyện đạo nhưng toàn những câu chuyện vui, thực tế và ý nghĩa...

Hơn 12h trưa, tôi phải trở lại khách sạn để thu xếp đồ đạc, 15h tôi  ra sân bay để bay về Sài Gòn. Trên máy bay, tôi nghĩ lại hình ảnh của sư chú, sao mà dễ thương đến vậy. Sư chú hồn nhiên, mộc mạc qua cách ăn mặc, qua nụ cười...Tôi thật ấn tượng biết bao!

Về Sài Gòn, tôi thường gọi điện cho sư chú để chia sẻ đời sống tâm linh của tôi, mà sư chú mới xuất gia, còn nhỏ nên không được dùng điện thoại di động. Vì vậy, mỗi lần tôi gọi điện cho sư chú là phải gọi vào máy cố định của chùa. Mỗi lần nói chuyện, chúng tôi nói nhiều lắm. Sư chú chia sẻ đời sống ở chùa của sư chú ra sao? học hành như nào? gặp gỡ những ai?...Qua những chia sẻ của sư chú, tôi vui mừng vì sư chú vẫn giữ được nếp sống của thiền gia mà không phải người mới xuất gia nào cũng giữ được...Từ đây, tôi và sư chú đã trở nên thân thiết như những người quyến thuộc trong đạo vậy.

Đầu tháng 6 năm nay, tôi có việc phải ra Hà Nội. Trong lòng nhiều tâm trạng lắm nhưng thực sự là muốn quay lại ngôi chùa kia để gặp sư chú. Vậy là sau khi xong xuôi công việc, tôi vội đi taxi đến chùa và gặp sư chú.

Đến chùa, lễ Phật xong, tôi mới đi gặp sư chú. Lâu rồi mới gặp, nay sư chú đã thụ giới và trở thành một Sa - Di - Ni. Vẻ bề ngoài của sư chú khác trước, nhìn lớn và có gì đó chín chắn hơn nhiều.

Tôi được phéo vào phòng của sư chú, hai người ngồi uống trà thơm bắt đầu tâm sự. Vẫn là những câu chuyện của đời sống tâm linh, của thiền môn,...nhưng đang trò chuyện vui thì sư chú hỏi tôi:

- Vừa rồi, có một sư huynh ngỏ ý tặng cho con một chiếc Ipad. Chị thấy con có nên nhận không?

Tôi ngạc nhiên:

- Sư chú nghĩ với chiếc Ipad đó, sư chú sẽ làm được những gì?

Sư chú lúng túng:

- Con cũng chưa biết sẽ phải làm gì với cái Ipad đó. Con chỉ là một chú Sadini, còn nhỏ, chưa đi hoằng pháp,...công việc cả ngày chỉ có lên chùa công phu, chấp tác, học kinh...mà thôi.

Tôi mỉm cười:

- Vậy sư chú lấy Ipad để cho bằng ai?

Sư chú mặt có vẻ buồn buồn:

- Con không biết nữa chị ạ.

Tôi bình thản chia sẻ với sư chú:

- Sư chú à, mình còn nhỏ, mình không nên dùng những thứ đó làm. Hãy nhận và dùng những gì là của mình; vừa với sức của mình. Con không có ý nói là Ipad không có lợi ích, nhưng Ipad cũng phải dùng cho đúng đối tượng. Quý Thầy nào thường xuyên làm công tác phật sự hay cần thiết hoặc bắt buộc thì quý Thầy đó mới sử dụng, còn không thì thôi. Tổn phước lắm sư chú ạ.

Sư chú cũng thấy đấy, sư phụ của sư chú làm hoằng pháp như vậy cũng có dùng Ipad hay ô tô riêng đâu. Chiếc điện thoại của sư phụ đơn giản, có giá trị vài trăm ngàn, đi xa mới đi ô tô, còn ở quanh Hà Nội, sư phụ vẫn đi xe máy cho tiết kiệm...Ở đâu đó, nhiều sư chú chưa ý thức được việc dùng điện thoại, hay Ipad nên đã sử dụng những thứ đó để chơi điện tử, lướt website, rồi tạp nhiễm nhiều, sẽ ảnh hưởng tới tâm của mình lắm...
  Ảnh minh họa

Nói đến đấy, tôi dừng lại, mỉm cười rồi nâng chén trà lên uống. Còn sư chú, mặt trầm xuống, như đang suy nghĩ điều gì đó. Tôi nói xong chuyện sử dụng Ipad, chuyển sang chuyện tôi tu học như nào. Sư chú lắng nghe và cũng chia sẻ lại với tôi, tiếng cười và mùi trà thơm, khiến tình đạo của chúng tôi thêm ấm áp.

Cuối giờ chiều, tôi phải đi gặp đối tác, ra tới cổng chùa, sư chú chạy đến tôi, cười và bảo:

- Chị ơi, con nghĩ rồi, con không dùng Ipad nữa đâu, con sẽ trả lời với sư huynh của con và tỏ lòng biết ơn vì sư huynh đã có ý tặng con. Qua những gì chị chia sẻ, con đã quán chiếu và nhìn nhận được nhiều điều. Con sẽ là con mà cách đây hai năm chị đã gặp con. Hồn nhiên, trong sáng và mộc mạc.

Sư chú nói xong, tôi hoan hỷ biết nhường nào. Chúng tôi cùng xá tay chào nhau....Hẹn ngày gặp lại.

Trên xe taxi đi đến chỗ gặp đối tác, trong lòng tôi vẫn chưa hết cảm xúc vui mừng khi sư chú đã ý thức được việc dùng Ipad. Từ trước đến giờ, tôi không phủ nhận lợi ích của việc dùng Ipad, hay những chiếc điện thoại kết nối internet nhưng tôi nghĩ những thứ đó phải được sử dụng thiết thực, đúng người cần phải sử dụng. Còn không chúng ta hãy bằng lòng với những gì mình có, đừng vì phải bằng ai, bằng họ mà bằng mọi giá phải có....

Phương Bối
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Phật giáo thường thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Thực hiện ước mơ

Phật giáo thường thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Xem thêm