Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự hối tiếc muộn màng

Tôi quen gọi hai đấng sinh thành là cha và mẹ. Mà đâu chỉ có tôi, cái xóm nghèo miệt biển Thạnh Phong, Bến Tre hầu như ai cũng vậy. Với bạn bè thành thị, từ “cha” nghe cục mịch, quê mùa nhưng với tôi rất thân thiết biết bao. Mẹ tôi mất khi bốn anh em tôi còn rất nhỏ. Lớn lên mỗi người sống một nơi, từ đó cha tôi thường tới thăm và ở chơi với con cháu “luân phiên” mỗi đứa vài tuần rồi lại trở về quê. Ông nói: nhớ xấp nhỏ nên đi thăm chớ ở lâu không được vì nhớ quê, nhớ mồ mả tổ tiên, nhất là nhớ nấm mộ của mẹ tôi.

Lần này lên chơi nhà tôi chỉ hai hôm thì ông nằng nặc đòi về. Ông nói không được khỏe và nhớ quê rất lạ. Dù cố thuyết phục ông ở lại vài hôm thì ông kiên quyết chối từ. Vậy là chịu. Lúc đưa ông ra bến xe, tôi cảm giác đôi mắt ông rất buồn như giận dỗi, trách hờn khó tả.

Buổi tối hôm đó. Tôi gọi điện về quê dò hỏi đứa em trai út ở với cha tôi dưới quê. Em tôi đã nói một điều rất bình thường nhưng với gia đình tôi quả là điều đáng xấu hổ và suy ngẫm. Em tôi nói: người già rất cần tình cảm yêu thương của con cháu và rất hay hờn dỗi. Vậy mà chuyến này lên chơi với gia đình tôi, ông rất buồn và cô đơn.

Ông kể: mỗi ngày cả nhà đều đi vắng; vợ chồng tôi đến cơ quan; hai đứa con thì đến trường. Buổi chiều cũng thế. Ông mong chờ bữa cơm ấm cúng có mặt đầy đủ cháu con để tìm cái cảm giác ấm cúng tình thân nhưng ông đã thất vọng.

Tôi thường xuyên về trễ vì hay “lai rai” với đối tác làm ăn, với bạn bè có khi về nhà lúc nửa đêm trong tư thế say mèm. Vợ tôi sau khi tan sở phải đến các cơ sở thể dục thể hình để luyện tập để giữ gìn nhan sắc, nhất là để giữ dáng khi tuổi đã xấp xỉ 50.

Hai đứa con về đến nhà là vùi đầu vào hai chiếc điện thoại di động quên cả ăn uống, tắm gội. Mâm cơm dù có nhiều món ăn ngon thường do vợ tôi đặt nấu từ một quán ăn gần nhà, cứ đến giờ là người ta mang tới nhà. Vậy mà ông có ăn uống được là bao.

Cái ông cần là sự sum họp của cả gia đình tôi để ông kể chuyện ở quê, chuyện làng xóm bà con. Bữa cơm chiều hầu như chỉ có mình ông bên những thức ăn xa xỉ, buồn hiu.

Vậy là ông về quê và nói với thằng út rằng: tụi nhỏ ở thành thị giờ hiện đại quá, hiện đại đến nỗi đã lạc mất tình cha.

Cả nhà tôi vây quanh ngồi nghe điện thoại dưới quê trả lời và im lặng. Đôi mắt ai cũng đỏ hoe vì ân hận.

Song Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Phật giáo thường thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Phật giáo thường thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Phật giáo thường thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Phật giáo thường thức 09:05 29/03/2024

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Xem thêm