Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sư không có laptop, không có E-mail…

Biết ý, tôi cũng không nán lại thêm. Ra về, tôi nhiều phần mông lung: Sư không có laptop. Sư cũng không có E-mail. Tôi cũng không thấy Sư dùng điện thoại di động nữa!

Leo một hơi từ tầng một lên tầng thượng, tôi cẩn trọng từng bước khi qua những nấc thang bụi phủ mờ bề mặt đá hoa cương mới lát. Nước có lúc xối từng hàng, bong từng mảng bụi, sáng loáng từng bước qua…

Lui cui chụp được vài tấm hình, tôi đang loay hoay tìm những bố cục khung hình thích hợp nơi Pháp Viện Minh Đăng Quang rộng khắp khi nhìn từ trên cao, thì nghe có tiếng gọi: Chú ơi. Chú có phải bên Đài truyền hình về làm chương trình?

- Dạ không ạ, con từ Hà Nội vào công tác ạ.

Sư có thể nhờ chú chút việc được không?

- A Di Đà Phật, dạ được ạ. Sư cần con giúp việc gì ạ?

Gian Tam Bảo trước khi xây mới tại Pháp Viện Minh Đăng Quang, Tp.HCM

Chú chụp giúp Sư mấy tấm hình gian Tam Bảo cũ, ở tầng trệt, bên hông phía sau tòa nhà nhé. Từ tầng hai, tầng ba chú chụp toàn cảnh nhìn trên xuống. Rồi chú xuống dưới chụp giúp Sư toàn cảnh bên ngoài sao cho thấy tượng Phật bên trong… được không chú?

- A Di Đà Phật, dạ được ạ, thưa Sư.

Tôi tạm gác những dự định tác nghiệp. Tranh thủ giúp Sư chụp mấy tấm hình. Được chừng 6-7 hình, tôi gặp lại Sư, thỉnh xin ý kiến Sư xem hình được chưa: Có một, hai hình được rồi chú ạ. Chú giúp Sư chụp thêm được không? Gian Tam Bảo cũ nhiều kỉ niệm. Không lưu lại hình ảnh, sắp tới dỡ đi không còn nữa…

- A Di Đà Phật, con sẽ chụp thêm nhiều hình nữa rồi Sư chọn ạ. Thưa Sư, chụp hình xong, con copy hình vào laptop cho Sư được không ạ?

Sư không có laptop đâu chú.

- Vậy con gửi e-mail, Sư vui lòng ghi cho con địa chỉ hòm thư của Sư ạ.

Sư không có laptop...

Sư cũng không có e-mail.

- Vậy, con sẽ gửi hình thế nào ạ, thưa Sư?

Chú cứ chụp hình đi rồi Sư tính…

Tôi chào Sư rồi tập trung ghi nhận những khung hình cần thiết, cẩn thận từng thao tác. Về gần gian Tam Bảo cũ, gian nhà nhỏ đã cũ, dường như mòn dần theo năm tháng với biển tựa thiết kế đơn giản: Giáo hội Phật Giáo Việt Nam - Tổ Đình - Pháp Viện Minh Đăng Quang.

Chụp thêm vài tấm hình, tôi nghe tiếng Sư bên cạnh lúc nào: Chú vào trong giúp sư chụp vài hình lưu niệm nhé.

Theo Sư vào bên trong, có Sư nữa ở đó từ lâu, khi tôi mới chụp hình: Sư Pháp Hỉ cho chú phật tử chụp vài tấm hình lưu làm kỉ niệm nhé.

Sư tôi chưa kịp biết tên, rồi Sư Pháp Hỉ cùng chụp hình lưu niệm. Xong, Sư nhờ một tiểu phật tử dẫn tôi đi copy hình nhờ vào laptop của một Sư khác.

Chiếc laptop cũ kĩ lắm rồi, phải cắm nguồn mới dùng được vì chắc pin hỏng đã lâu. Tôi copy hình xong, quay lại chào Sư ra về, thỉnh hỏi quý danh của Sư. Sư cười tươi, đôn hậu, nhẹ nhàng: Sư cảm ơn chú. Tên Sư làm chi à chú! Chú cứ gọi Sư là “Sư mập” được rồi.

Biết ý, tôi cũng không nán lại thêm. Ra về, tôi nhiều phần mông lung: Sư không có laptop. Sư cũng không có E-mail. Tôi cũng không thấy Sư dùng điện thoại di động nữa!

Có chăng, “tính hình thức” trong tôi còn quá cao. Cứ nghĩ, dù quý Thầy thì cũng luôn có phương tiện, đó là bình thường. Nhưng, tôi đã lầm.

Tôi tự nhủ thấy hổ thẹn: Mình biết đến phẩm Phương tiện. Được nghe quý Thầy chia sẻ, giảng nhiều về Phương tiện. Vậy mà biết bao năm, giờ tôi mới ngộ thêm, thực sự cảm thụ hàm nghĩa Phương tiện.

Còn nhớ, Thiền sư Thích Duy Lực đã luận giải Yếu chỉ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, trong đó nêu rõ PHẨM PHƯƠNG TIỆN THỨ HAI: Theo căn bản của Phật pháp chỉ có một Phật thừa, nhưng theo Phương tiện thì giảng ra vô lượng vô biên để thích ứng với căn cơ và trình độ của mọi chúng sanh. Do một đại sự nhân duyên này (Nhất-Phật-Thừa) nên Phật thị hiện trên đời.
     
Nói một Phật thừa vì tự tánh bất nhị. Tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh. Chủng tử Phật do nhân duyên sanh khởi. Pháp nào trụ theo ngôi pháp đó. Cũng như ngọn đèn mỗi giây mỗi khác; ngọn đèn giây thứ nhứt trụ theo ngôi pháp giây thứ nhất, ngọn đèn giây thứ nhì trụ theo ngôi pháp giây thứ nhì; pháp sanh trụ ngôi sanh, pháp diệt trụ ngôi diệt... Tướng thế gian luôn luôn thường trụ như thế.
     
Muốn thấu suốt nghĩa “Thế gian tướng thường trụ” thì phải chứng ngộ tự tánh mới được. (lược trích Yếu chỉ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh - Thiền sư Thích Duy Lực).

Nay, con được biết rõ hơn, như cảm thụ sâu sắc: Pháp tức thị không, không tức thị Pháp. Sư “không có laptop” vô hình đã khéo léo hiệu dụng phương tiện để con biết mà buông chấp. Thấy mà không lệ thuộc hữu hình, tướng sắc.

Con được biết thêm, hiểu thêm. Con thành kính cảm tạ Sư. Tôi mỉm cười thư thái, khi nhìn lại Pháp Viện Minh Đăng Quang một hồi trước khi xe đã khuất tầm nhìn…

Chánh Thường
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Phật giáo thường thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Thực hiện ước mơ

Phật giáo thường thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Xem thêm