Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/01/2024, 19:00 PM

Ta chia nhau danh, lợi, sắc, thực, thùy

Sự phân chia khá rạch ròi của thân tâm mà ít ai biết, đó là sự phân công rõ ràng chẳng bao giờ tị nạnh nhau. Cái danh, cái lợi là cái của tâm, cái thực, cái thuỳ là cái của thân. Cứ thế, con người càng trưởng thành thì việc ai nấy làm càng rõ ràng hơn đôi khi đến mức tàn nhẫn.

Bạn có xuống ga tàu điện ở Tokyo nhìn những người Nhật gà gật, ngủ như chưa từng được ngủ. Cái thân luôn bình dị, chỉ cần ăn, chỉ cần ngủ mà có được yên đâu, cái tâm cứ cho rằng đấy là trách nhiệm của người chủ gia đình (Ý chủ ý tạo tác - Kinh Pháp Cú).

Đó là tình trạng cạnh tranh quyền lực không khoan nhượng giữa hai người mà bao giờ cũng phải có người khuất phục. Hợp nhất được cả hai là cực kỳ khó, vậy nên Đức Phật bảo “Ta thành chánh giác nhờ tâm không phóng dật”. Có bao giờ họ hoà thuận không? Có bao giờ họ tuỳ thuận không? Có, ấy là lúc họ gặp nhau ở sự thăng hoa cảm xúc, sự khoái lạc mà chủ yếu đó là sắc dục. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi từng mua quyển Rừng Na Uy, một tác phẩm thuộc vào hàng Best-selling kinh điển của tác giả Haruki Murakami. Rồi cũng chỉ đọc vài chương. Có người bạn tình cờ nói đến tôi bảo tôi có. Anh mừng rỡ “Tôi tìm mua khắp nơi không có đấy”, tôi tặng, anh mừng rỡ cảm ơn liên tục. 

Đất nước của một dân tộc văn minh, hiện đại, giàu có nhất nhì thế giới là như thế. Bạn muốn tìm mua thiết bị điện tử, các loại xe máy, thiết bị viễn thông thì chỉ có tìm đến các hiệu Nhật bản. Nhưng họ có hạnh phúc hay không tuỳ bạn đánh giá. Riêng các nước Bắc âu: Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan…Đặc biệt là Hà Lan người dân thích đi bộ hoặc các phương tiện thô sơ hơn là các loại xe sang đời mới. Và đường phố, môi trường nhiều hoa thơm cỏ lạ, hồ đập, công trình giao thông thuỷ  như một thiên đường. Bạn có thấy sự khác nhau của người Bắc Âu với người Nhật, người Mỹ và nhất là người Trung Quốc với sự tăng trưởng không ngừng, dục tham là một hệ luỵ nhân quả trong thời đại ngày nay.

Dân tộc Kogi Colombia (Nam Mỹ), mới thực sự làm bạn sửng sốt với một nền văn minh thiên nhiên. “…Kogi - Bộ tộc ăn chay thánh thiện và thông thái nhất hành tinh tại Sierra Nevada Colombia Kogi - The holiest aKogi là bộ tộc người da đỏ với dân số khoảng 20.500 người sống trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia - dãy núi sát bờ biển cao nhất thế giới. Đây là vùng núi hoang vu quanh năm mây mờ bao phủ, gần như còn nguyên vẹn từ mấy nghìn năm nay. Huyền thoại cho rằng đó là nơi ở của các đấng thần linh, có nhiệm vụ che chở cho loài người, vì vậy dù bạo gan đến mấy cũng rất ít người dám đặt chân đến đây vì sợ thần linh quở phạt.  Năm 1993 bộ tộc Kogi đã gửi thông điệp đọc tại Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới tại Chicago cảnh cáo những thảm họa cho loài người do phóng viên của Đài BBC ghi lại.

Thông điệp này đã gây một chấn động lớn cho mọi người. Người Kogi không hề có vũ khí, chỉ có các dụng cụ thô sơ để sản xuất mà thôi. Người Kogi rất dân chủ, nếu làm một việc chung thì phải 100% đồng ý thì họ mới làm, nếu có 1 người không đồng ý, họ cũng không làm. Các bậc trưởng lão, tuy ngồi một chỗ trên núi cao nhưng họ vẫn biết mọi chuyện xảy ra trên trái đất này." 

Bao giờ thì con người mới tìm ra con đường hợp nhất đúng nghĩa. Bao giờ mới có sự đồng thuận làm một việc chung thì phải 100% đồng ý. Bao giờ mới vượt khổ ưu, đoạn diệt ác pháp, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó chính là câu trả lời cần kíp đối với lớp người nối tiếp con đường của Trưởng lão Thích Thông Lạc. Câu trả lời cần được nhấn mạnh, rõ ràng, mạch lạc và đòi hỏi chính bạn khi nhìn nhận lại xác định các pháp tu tập: 

1- Nhất tâm là định.

2- Bốn niệm xứ là định tưởng.

3- Bốn tinh cần là định tư cụ.

4- Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.

5- Thở vô và thở ra là thân hành.

6- Tầm tứ là khẩu hành.

7- Tưởng thọ là tâm hành.

(Tăng Nhất A Hàm tập 3)

Hãy nhớ “Nhất tâm” chính là hợp nhất và vì vậy Đức Phật mới dạy rằng “Ta thành chánh giác nhờ tâm không phóng dật”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Xem thêm