Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/10/2023, 14:00 PM

Quyền lực (1)

Quyền lực mà tôi muốn nói mang nghĩa rộng. Nó không chỉ thuộc về một chính thể, một quốc gia, một dân tộc mà còn là quyền lực trong mỗi một con người, một gia đình.

Chính sự điều hành gia đình bằng quyền lực, sinh ra gia trưởng, tạo bất hoà, bất mãn ngấm ngầm và “diễn biến hoà bình” đã hướng con người đến với thế giới tự do. Nơi đó, con người được thỏa sức cống hiến bởi định chế, khế ước của nền văn minh, tiến bộ, mọi trật tự được dựa vào định chế, khế ước có kiểm soát chặt chẽ của tam quyền phân lập. Bởi “Quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hoá tuyệt đối”

“Quyền lực” trong suy nghĩ hạn hẹp, mê muội của con người đã khiến con người luôn làm khổ nhau ngay trong đời sống gia đình vợ chồng, dâu rể, con cháu, ông bà, xóm làng, dòng tộc…Người ta luôn trong thế “cạnh tranh quyền lực” nhưng vô tình không biết. “Tôi chỉ biết bảo vệ ý kiến tôi vì ý kiến tôi là đúng”. (Giống nhau và khác nhau). Người nắm trong tay quyền lực luôn là gia trưởng, độc đoán, bởi quyền lực cần được giữ gìn, nâng niu, không để mất vào tay người khác, “Mất quyền lực là mất tất cả”. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Câu chuyện về nhà từ đường chúng tôi. Sau bảy sáu, gia đình hồi hương về Tân Bình - Bắc Tân Uyên, tạo dựng lại đất đai, nhà cửa, vùng Tân Bình trước đây có đến mấy ngàn ha sở mía của ông Nguyễn Đình Quát bỏ trong những năm cuối của cuộc chiến, thành thử đất đai không thiếu, ai có sức bấy nhiêu cứ chiếm lấy mà làm. Hối ấy chúng tôi cũng đến hơn 05 ha đất, nhưng sau nông trường cao su, chiếm giữ thu hồi giờ chỉ còn một ít đất hương quả.

Tôi có cô em gái Út từ nhỏ được mẹ cha cưng chiều, vì là đứa con gái duy nhất sau một bầy “năm thằng - ngũ quỉ”. Các anh mỗi người mỗi nơi, ổn định, đất hương quả, tôi chia phần cho cô Út, chú Tám (trai út), vì trai giữ phần thờ phượng. Nhưng sau này, chú Tám mua nhà ở Dĩ An (nhà trong khu đô thị) nhiều tỉ đồng, vay ngân hàng trả dần, mảnh đất cô Út được chú Tám uỷ quyền vay ngân hàng làm ăn suýt bị phát mãi. Về sau may mắn công việc thuận lợi chuộc lại được, sẵn có chút tiền, Út bảo chú Tám thanh khoản ngân hàng cho rảnh nợ khỏi phải nặng đầu. Lúc này nợ khoảng tỉ nữa là xong. Thanh toán xong nợ, Út thương lượng chú Tám chuyển giao quyền sử dụng đất hương quả. Vốn kính nể tôi ông anh thứ sáu người đứng giữa “năm thằng” hai đứa hỏi ý kiến, tôi bảo “Anh đã chia phần cho xong hết rồi, giờ thì các em tuỳ nghi thương lượng nhau chứ”, cả hai đều có vẻ không vui “cái gì cũng có anh xưa nay, tụi em muốn anh chứng kiến”. Vậy là bất đắc dĩ, tôi lại là người được uỷ quyền làm thủ tục tách sổ (Út bán một mảnh đất nhỏ trong ấy khoảng 300m2) bằng giá với số tiền cho chú Tám thanh khoản ngân hàng. Và chuyển nhượng phần còn lại hơn 1000 m2 qua tên Út.

Sở dĩ tôi lòng vòng vì muốn chứng minh đầy đủ sự chuyển giao “quyền lực” rất nhẹ nhàng, không tốn viên đạn nào. Và tôi nhắc điều này vì chính thức có đứa cháu đặc biệt “khôn khéo” như Hoà Thân, gọi cô Út là  “người đàn bà quyền lực”.

Mảnh đất hương quả mà về sau chôn cha tôi rồi cải trang nhà lục giác, nhà thờ chi họ Phạm Văn Nhặt, xây dựng nhà lầu gỗ thờ từ đường gia tộc Phạm Văn Bồng. Toàn bộ hoa viên với bố cục rất tuỳ thích của một ông thầy phong thuỷ: Nhà từ đường có cả am thờ âm binh chiến sĩ, cô hồn các đảng cạnh bên. Tất cả rừng sưa, sao được trồng trong khuôn viên bị bứng sạch để cho “nhà từ đường lừng lững giữa hư không” thay cho không gian trầm mặc, cụm rừng u tịch, cổ kính, một hơi thở thiêng liêng của tổ tiên ngàn đời là sự lộng lẫy của cung vua phủ chúa, những am thất pha trộn sự loè loẹt, như cung vàng điện ngọc. Trước sân chầu là hồ nước, đài phun, có tượng Phật Bà Quan Âm…Tôi, dù chỉ muốn làm ông thủ từ trông coi nhà từ đường không muốn lạm bàn “chuyện quyền lực” nhưng rồi cuối cùng cũng xin rút  lui vì thực tế “Đạo không thể nhân nhượng, không thể thoả hiệp, không thể liên minh ác pháp. Nhân nhượng rồi sẽ đến dẫn đến thoả hiệp và cuối cùng bị nhiếp phục, bị “liên minh”- Đó là hành trình tha hoá quyền lực, tha hoá ác pháp”.

Tôi để lại bức thư trong nhóm chi họ Phạm Văn Nhặt: “Chuyên này anh chưa biết “đi phép” bao lâu. Cô Út, chú Tám bàn nhau việc cắt cử người trông giữ nhà từ đường. Từ lâu, anh cố gieo nhân, chuyển nghiệp của chính mình, làm được ít việc ở đấy, chẳng đáng gì so với nghiệp quả của gia tộc, của chi họ. Và ngay cả bây giờ anh vẫn tiếp tục tạo duyên để thay đổi nghiệp quả của mình là chính. Mọi sự tùy duyên, nhân quả là qui luật. Việc chuyển giao nhà từ đường ngày trước anh muốn cô chú bàn bạc thỏa thuận nhau nhưng hai người cứ nằng nặc kéo anh vào chứng kiến. Thì anh cũng đã làm thật tốt phần mình. Giờ việc xây dựng đã hoàn tất phần vật chất mà chủ yếu do mình Út tạo dựng. Riêng phần tinh thần anh đã góp hết sức mình, mong để lại một chút gì tốt đẹp. 

Đó là cuộc chia ly lần thứ hai sau cái bận liên minh quyền lực tấn công cháu nội tôi trong mùa giãn cách, phong toả. Giờ có lẽ còn rất lâu nữa ông từ mới trở lại…

Còn tiếp. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tình thương của đức Phật

Góc nhìn Phật tử 10:10 17/05/2024

Tình thương của đức Phật dành cho chúng sinh lúc nào cũng đong đầy như hư không vô tận luôn ôm ấp dưỡng nuôi muôn loài. Nhưng còn đâu đó những chúng sinh vẫn vô tình không biết, hoặc cố tình lãng quên.

Nếu không có Phật Đản sinh?

Góc nhìn Phật tử 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Góc nhìn Phật tử 09:36 16/05/2024

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Một câu nhịn, chín câu lành...

Góc nhìn Phật tử 09:17 16/05/2024

Theo cách hiểu thông thường của đa số chúng ta, nhẫn nhục có nghĩa là nhịn nhục, chịu đựng. Tiêu biểu nhất là tinh thần nhẫn nhục này khi đi vào dân gian đã được người xưa thể hiện qua câu tục ngữ: “Một câu nhịn, chín câu lành.”

Xem thêm