Tài sản trói buộc người tại gia
Khi người muốn xuất gia không chấp trước vào sở hữu tài sản, nhận thấy những giá trị thật thì họ sẽ mạnh dạn buông bỏ hết tất cả.
Sở hữu tài sản cũng là sợi dây ràng buộc đối với người xuất gia, làm cho họ khó có thể rời bỏ để ra đi. Những ràng buộc đó gồm: tiền bạc, tình yêu, nhà cửa, địa vị, chức tước, v.v… Một số người không quan trọng về tài sản, nhưng lại quan trọng chức danh, địa vị họ đang có. Khi có ý định xuất gia, họ thấy rằng mình sẽ mất hết những gì mà hàng ngày mình có được, mất hết sự quí trọng và tôn kính của những người cấp dưới, để trở thành một nhà sư sống nương tựa vào sự giúp đỡ của đàn na tín thí. Trước đây, khi làm Phật sự, phát tâm cúng dường và chia sẻ, họ cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng bây giờ phải nhận lại những đồng tiền từ người cúng dường, lòng tự ái, mặc cảm bị trỗi dậy, khiến họ cảm thấy không thể mạnh dạn để xuất gia. Mặc khác, nếu một người nào đó đã làm việc đủ số thời gian mà chính phủ qui định, họ sẽ được hưởng các khoản trợ cấp như lương hưu hoặc các chế độ an sinh xã hội khác. Khi có ý định xuất gia, thời điểm này họ chưa được hưởng các chế độ ưu đãi mà bỏ đi tu thật uổng phí, mất hết những gì họ đã dành dụm suốt mấy mươi năm qua.
Quan niệm trên là cách nhìn thông thường của những người không hiểu được qui luật nhân quả, vô thường. Trong các tùng lâm của Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam thời xưa, tất cả những người đi xuất gia không được quyền có tài sản riêng, những trương mục riêng, chỉ giao trọn thân phận mình cho nhà chùa gói gọn. Tất cả những việc khác đều được nhà chùa lo. Ngay cả khi có bệnh tật đau ốm, nhà chùa sẽ giúp đỡ. Người xuất gia nếu tích lũy nhiều tài sản, tiền bạc sẽ ỷ lại, không cố gắng tu học. Càng có nhiều phương tiện, tâm của họ sẽ hướng ngoại nhiều hơn. Từ đó, họ sẽ xa rời đời sống tăng thân. Do đó, để vượt qua sự trở ngại của việc tiếc nuối về sở hữu tài sản, đây cũng là sự thách đố rất lớn đối với người xuất gia.
Chí nguyện xuất gia cầu giải thoát
Câu chuyện của Ngài lục tổ Huệ Năng, là một bài học để chúng ta suy ngẫm và học hỏi. Cha của ngài mất sớm. Mẹ của ngài mất sức lao động, không tạo ra của cải vật chất để lo cho bản thân bà lúc về già.
Một ngày nọ, khi ngài từ trong rừng đốn củi trở về, gặp một cư sĩ từ chùa Huỳnh Mai đi xuống. Ông ta rất hân hoan, vừa đi vừa xướng đọc bài kệ: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm”. Ý Nghĩa nói tâm rỗng rang, thanh thản, không vướng mắc, tức không bị kẹt vào địa vị, chức tước, quyền thế, danh lợi. Có an trụ tâm như vậy lòng mới cảm thấy nhẹ nhàng. Khi nghe được bài kệ, bỗng nhiên ngài lục tổ Huệ Năng cảm thấy tâm mình bừng sáng và hạnh phúc vô cùng, ông quyết định trở thành một người xuất gia. Thông thường, những người có đại căn, chỉ cần nghe một câu nói hay một ý tưởng nào đó, tâm của họ bừng sáng và tự nguyện trở thành người tu.
Hoàn cảnh ngài lúc đó thật khó giải quyết. Vì ngài còn mẹ già, nếu đi tu ai sẽ chăm sóc cho bà? Dù ngài không được đi học, không hề biết chữ, nhưng nhờ trí sáng suốt, ngài đã giải quyết công việc ổn thỏa. Ngài đã mời một người bạn thân nhất đến giúp mình cùng đốn củi trong thời gian thêm một tháng nữa. Một tháng đó, giúp ngài đốn thêm được nhiều củi và bán được nhiều tiền. Ngài lấy tất cả tiền kiếm được cùng tài sản, giao hết cho người bạn thân, mong anh ta hãy xem mình như người anh em ruột thịt, thay mình chăm sóc mẹ, để ngài có thể yên lòng ra đi.
Nguyện xuất gia rồi đổi ý, liệu có vấn đề gì không?
Cuộc đời của ngài rất gian truân, lận đận. Suốt mấy tháng ở chùa, ngài chưa một lần được bước lên chánh điện, chỉ quanh quẩn dưới nhà bếp để làm những công việc nặng nhọc mà người khác không làm. Có những việc chỉ dành cho những người thấp kém, nhưng ngài vẫn làm với tất cả sự dấn thân phục vụ, với niềm hoan hỷ và dòng chảy chánh niệm tỉnh thức. Với niềm hạnh phúc tràn đầy, Tâm ngài càng sáng hơn.
Lúc bấy giờ, ngài ngũ tổ Hoàng Mai nhận thấy đây chính là pháp khí của Phật giáo nên đã âm thầm truyền y bát cho ngài. Và ngài đã trở thành vị tổ thứ sáu khi còn là người cư sĩ tại gia. Đây là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử truyền tâm ấn của Phật giáo. Từ khi nhận tâm ấn, ngài phải sống một cuộc sống nhiều gian truân thử thách. Rất nhiều người ganh tị, hãm hại nên ngài phải sống ẩn tu trong rừng với đám thợ săn trong suốt mười một năm. Ngài vẫn không sờn lòng, nản chí, để nuôi dưỡng chí nguyện lớn trở thành nhân tài đóng góp những lợi ích thiết thực cho Phật giáo.
Qua câu chuyện, chúng ta thấy sự lựa chọn của ngài lục tổ Huệ Năng bấy giờ là sự buông bỏ khôn ngoan. Ngài đã trở thành một vị thầy xứng đáng cho chúng ta học hỏi suốt cuộc đời vẫn chưa hết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm