Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 31/12/2022, 16:00 PM

Tại sao hối hận là dấu hiệu của đạo đức?

Có những người sống một đời mà chưa từng hối hận. Đó thường là những người ác độc. Vì sao như vậy?, vì chỉ có những người đã giải thoát mới không có lỗi lầm để không hối hận. Còn tất cả chúng ta sống trên cuộc đời này không ai không từng có lầm lỗi.

Người tự biết lỗi của mình là người có trí tuệ. Khi tu đến mức độ cao, chúng ta có thể biết nhiều điều nhờ có trí tuệ nhưng điều quan trọng là phải biết được lỗi của mình. Tâm vừa khởi nhẹ một niệm thiện hay ác là chúng ta phải thấy ngay, phải đánh giá chính xác ngay về ý niệm đó. Con người thường có chung một nhược điểm là hay tự biện hộ, tự bênh vực cho mình khi làm điều gì sai trái.Ở đây chúng ta không tự biện hộ mà tự trách mình, tự biết lỗi của mình. Vì thế chúng ta nói rằng hối hận là dấu hiệu của đạo đức cũng là chỗ căn bản của trí tuệ.

Trong việc đánh giá lỗi lầm chúng ta không bỏ qua dư luận vì có khi người ta gợi ý hoặc chỉ ra lỗi mình rất hay nhưng cũng không quá coi trọng dư luận. Tốt nhất là chúng ta tự biết lỗi mình để hối hận và vượt qua.

23

Một khi đã xuất hiện nỗi buồn hối hận về một lỗi lầm mình đã gây nên chúng ta sẽ tâm niệm , ước ao rằng mình đã không làm điều sai lầm đó. Thậm chí chúng còn ước ao thời gian quay lại để mình không làm việc sai lầm đó nữa. Đây chính là nhân lành để về sau chúng ta không bao giờ lặp lại lỗi lầm cũ. Chúng ta không thể quay ngược thời gian, trở về quá khứ để làm lại từ đầu , nhưng nếu tâm vẫn hướng về quá khứ và ước mình chưa bao giờ làm chuyện không hay đó thì tâm niệm ấy sẽ thành nhân tốt cho vị lai và chắc chắn chúng ta sẽ không phạm lỗi lầm ấy nữa.

Có những người sống một đời mà chưa từng hối hận. Đó thường là những người ác độc. Vì sao như vậy?, vì chỉ có những người đã giải thoát mới không có lỗi lầm để không hối hận. Còn tất cả chúng ta sống trên cuộc đời này không ai không từng có lầm lỗi. Chỉ những người có tâm ác độc mới không biết được phải trái, đúng sai, không biết tội phước nên chưa bao giờ hối hận.

Ba cách chuộc lỗi? 

Chuộc lỗi với đối tượng mà mình đã phạm.

Chuộc lỗi bằng cách phát lồ trước đại chúng

Chuộc lỗi bằng cách lễ Phật

Bất hối là như thế nào? 

Bất hối là không còn hối hận. Khi thiền định sắp vào sơ thiền, phá được năm triền cái ( tham ái, sân hận, thùy miên, trạo hối, nghi ngờ ), chúng ta sẽ không còn bị tâm hối hận giày vò nữa vì lúc này tâm được thanh tịnh. Như vậy tâm bất hối có được là do thiền định. Mặt khác người không lỗi lầm cũng sẽ không còn hối hận. Vậy thiền định đưa đến bất hối và không có lỗi cũng đưa đến bất hối. Ở đây chúng ta phải hiểu một điều là thiền định có nghĩa là không còn lỗi. Người muốn đạt được thiền định phải là người có đạo đức rất chuẩn mực, không có lỗi lầm. Chính đời sống trong sạch như băng tuyết mới giúp chúng ta đạt được thiền định.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm