Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/06/2022, 15:59 PM

Tại sao lại lạy tượng Phật bằng xi măng?

“Dạ thưa Thầy tại sao con thấy có nhiều Phật tử, kể cả quý Thầy, lại đi lạy tượng bằng cát đá, xi măng, bằng gỗ để làm gì?”

Xin thưa quý Phật tử còn có nhiều người khắc khe nói vầy “Cứ lạy, suốt ngày lạy, lạy như con bửa củi”. Họ nói vậy, là Phật tử, mình trả lời sao đây?

Thầy mới hỏi thế này, anh có thấy những người lính không? Khi họ đứng chào cờ họ chào rất là trang nghiêm, anh nhìn coi họ chào cái gì? Chào lá cờ! Mà lá cờ làm từ cái gì? Từ tấm vải!

Bao nhiêu người chào cái tấm vải sao? Không! Chào tinh thần Tổ Quốc qua tấm vải, chính là lá cờ đó.Thì cũng vậy, không phải Thầy lạy Phật là lạy cái tượng xi măng hay cái tượng gỗ đó, mà qua cái tượng xi măng đó ta thấy được những cái khác của Đức Phật. Mình thấy cái gì?

Chúng ta lạy Phật là để học theo tấm gương lành của Đức Phật. Ảnh minh họa.

Chúng ta lạy Phật là để học theo tấm gương lành của Đức Phật. Ảnh minh họa.

Mình lạy Phật trước nhất là để mình học hỏi cái đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay là “Con người có tổ có tông như cây có cội có sông có nguồn”. Bản thân mình cũng có tổ tiên ông bà, thì trong đời sống tâm linh mình cũng phải có tổ tiên tâm linh của mình chứ. Và bản thân Thầy hoặc quý Phật Tử lạy Phật là để biết ơn Đức Phật, biết ơn Ngài đã tìm ra con đường giải thoát và đã dạy lại đạo lý Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo cho chúng sanh hôm nay ứng dụng đạo lý đó trong cuộc sống hàng ngày. Bản thân mình ứng dụng đạo lý đó mình cảm thấy hạnh phúc, an vui. Vậy lạy Phật trước nhất là để biết ơn Đức Phật bài học đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Hơn nữa, mình lạy Phật để làm gì? Để mình biết khiêm hạ, khiêm tốn. Thưa quý Phật tử, cuộc sống này sẽ là đại họa nếu như mình thấy mình là trung tâm của vũ trụ, mình là số 1. Nếu cuộc sống này không còn ai để quý vị lạy, không còn ai để quý vị tôn kính hay cuối đầu nữa thì xin thưa quý Phật Tử, cái ngày đại họa sẽ đến với mình rất sớm thôi. Cuộc sống này mà không ai để mình tôn kính hết thì có phải quý vị là nhất trong cuộc đời này chưa? Lúc đó quý vị sẽ thấy cái ngã của mình nó lên tới cỡ nào. Lúc đó là mình tu hạnh nóc chùa, dây chuối, dây điện,.. có nghĩa là lúc đó mình sống với cái Tâm ngã mạn lắm. Mà ngã mạn thì phá sạch hết các tài năng Phước Đức của mình. Cho nên, mình còn lạy Phật được là để cho mình còn nhắc mình biết khiêm tốn, biết cúi đầu. Biết còn có người để mình tôn kính để mình hướng về mình học thì cơ hội cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Một ngày nào đó không còn ai để mình học nữa thì là đại họa.

Tiếp theo mình lạy Phật là để học theo tấm gương lành của Đức Phật. Cái này là cái chính khi quý vị lạy Phật nè, mình học theo gương lành của Đức Phật là sao? Ví dụ như quý vị Lạy Phật Thích Ca. Ngài đã bỏ được những điều ác, làm những điều lành. Ngài đã sống 45 năm sau khi thành Đạo. Ngài thuyết Pháp độ sanh, cả một cuộc đời của Ngài dành cho các việc phụng sự nhân sinh. Thì mình là con của Phật, mình cũng học cái gương của Ngài biết sống phụng sự, biết giúp đỡ, chứ không ích kỷ. Ngài dạy con đường giải thoát cho chúng sanh. Nói chung là những gì cao đẹp nơi Đức Phật đã làm thì để mình học theo gương lành của Đức Phật, học theo những điều đạo đức, từ, bi, hỷ, xả, tuệ giác của Ngài. Đây là yếu tố chính để quý vị lạy Phật. Chứ không phải quý vị lạy Phật để mà mong Phật ban phước giáng họa cho mình. Quý vị đừng nghĩ như vậy.

Ý nghĩa thứ tư, cuộc sống này nếu mình tôn kính một người ác có phải đời mình sẽ khổ không? Cái người không đáng kính mà mình theo là theo tà kiến rồi thì sẽ khổ. Còn Đức Phật ở đây là một bậc đáng tôn kính. Ngài ngồi đó phải không? Dù là một bức tượng thôi nhưng mà khi quý vị khởi lòng tôn kính nơi Ngài ở những nhân cách nào đó thì theo luật nhân quả mình tôn kính ai ở cái nhân cách nào thì nhân cách đó bắt đầu xuất hiện ở nơi mình. Đây là một điều rất đặc biệt và cũng chính là cái Phước báu khi mà quý vị thờ Phật đấy.

Khi mà quý vị tôn kính Đức Phật với tâm từ bi thì thật sự cái nhân cách từ bi nó sẽ bắt đầu xuất hiện trong tâm của quý vị rồi. Nếu như sự tôn kính Đức Phật của mình thật nhiều thì nó sẽ thành nhân cách, tính tình trong đời sống hàng ngày của quý Phật Tử luôn. Còn Thầy nói ví dụ như là mình cũng tôn kính Đức Phật ở sự Từ Bi của Ngài nhưng mà cái điều đó chưa có đủ thì nó sẽ trở thành cái tính cách của mình ở kiếp sau. Quý vị thấy đặc biệt chưa.

Quý vị nghiệm lại một chút quý vị sẽ thấy thế này nè. Khi mà quý Phật Tử mình đố kỵ với ai về cái điểm nào thì cái chuyện mà mình khổ thì không nói rồi. Tại vì khi mình đố kỵ là cái lòng mình nó không có yên, nhưng thật sự là trong lòng mình còn cái hạt giống đố kỵ thì mình mới đố kỵ với người ta chứ. Thật ra mình đố kỵ với người khác là phản chiếu lại trong lòng mình còn cái đố kỵ đó quý vị. Chứ nếu mà trong lòng mình tùy hỷ thì mình sẽ không đố kỵ với người khác.

Thì ở đây mình tôn kính Đức Phật ở cái phương diện từ, bi, hỷ, xả , tuệ giác của Ngài thì xin thưa quý Phật Tử những nhân cách cao đẹp đó cũng bắt đầu xuất hiện ở trong lòng của quý Phật Tử. Đây là một điều rất đặc biệt. Ở nhà quý vị thờ Phật mỗi ngày quý vị cúng dường lên Đức Phật một cành bông thôi hay đĩa trái cây hoặc một nén nhang thôi nhưng mà quý vị biết gửi qua đó cái sự tôn kính với cái tâm thanh tịnh của mình. Ngay khi quý vị thờ Phật cúng dường như vậy quý vị cũng có phước nữa. Vừa giúp cho mình có một nhân cách tốt hơn vừa là cách quý vị đang gieo phước hàng ngày đó. Thì tại sao mình không thấy được cái điều hay đó mà mình lại nghĩ là đi lạy cái tượng gỗ ,xi măng.

Còn một ý nghĩa nữa là khi mình thấy hình tượng Đức Phật bên ngoài để mình nhắc mình là mình cũng có Đức Phật ở bên trong mình nè. Đức Phật nói “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Tức là mình nhìn hình ảnh Đức Phật mình thấy rằng Đức Phật đã phát triển nhân cách Tuệ Giác Từ Bi của Ngài và đã thành Phật rồi, còn bản thân mình cũng có những hạt giống của từ bi hỷ xả, của tuệ giác yêu thương đó, nhưng chỉ khác ở một điều thôi là mình vẫn còn vô minh lăn lộn cho nên cái hạt giống nó bị che mờ đi.

Vậy Thầy xin tóm lại có 5 ý nghĩa của việc lạy Phật:

1. Thứ nhất là mình lạy Phật để mình tri ân và biết ơn Đức Phật.

2. Thứ hai là để nhắc mình luôn biết khiêm tốn và cung kính.

3. Thứ ba là để mình học và noi theo cái gương lành cao thượng của Ngài.

4. Thứ tư là để mình phát triển nhân cách của mình ngày một tốt đẹp hơn.

5. Và cuối cùng là khi mình lạy Phật, mình nhìn lên hình ảnh của Đức Phật để mình nhắc với lòng con là con cũng có những cái đó trong lòng con, để con cố gắng bằng cách này, cách kia phát triển cái hình ảnh Đức Phật trong lòng con.

Cho nên quý vị phải thấy ý nghĩa của việc Lạy Phật vô cùng cao đẹp như vậy, chứ đừng có nghĩ theo cách người hỏi câu hỏi này.

Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm