Tại sao làm việc thiện nhưng chưa gặp quả lành?
Do người đời mình trần mắt thịt, họ không thấy được tiến trình nhân quả xuyên suốt ba thời gian. Họ chỉ căn cứ vào hiện tại, nếu thấy làm phước thiện mà chưa được quả báo tốt hiện tiền liền mất lòng tin, thậm chí cỏn phỉ báng, tránh xa các điều thiện, thật tiếc cho họ.
Vì sao bố thí pháp là phước báo lớn nhất?
Hỏi: Con là một Phật tử thường đi chùa vào những ngày gần đây, tự nhiên con rất thích đi chùa và làm công tác từ thiện. Thế nhưng, dạo này con gặp phải một số rắc rối về kinh tế, buôn bán thất bại, bị nợ nần, tính tình nóng nảy, quan hệ bạn bè và gia đình trở nên căng thẳng. Con có đọc sách Phật và thỉnh thoảng có đi nghe giảng nên con có biết đôi điều về giáo lý nhân quả. Con thấy nhiều người tuy làm ác nhưng hiện tại họ vẫn giàu, vui sướng và còn nhạo báng con thất bại là do mê chùa, trong khi đó, con thường đi chùa, làm từ thiện, thế thì tại sao con gặp phải những trở ngại này?
Đáp: Đọc thư bạn, chúng tôi thông cảm sâu sắc với hoàn cảnh của bạn trong hiện tại. Bạn là một Phật tử chánh tín, có niềm tin vững chắc đối với Tam bảo. Bạn đã thâm tín nhân quả, làm nhiều việc phước thiện nên chắc chắn bạn sẽ hưởng được nhiều quả lành. Bạn đã trồng nhiều nhân lành nhưng chưa gặt quả tốt. Đây không phải là sự bất mình của luật nhân quả. Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác. Tuy nhân quả có thể xảy ra tức thời nhưng hầu hết tiến trình nhân quả xuyên suốt ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Do đó, ngoài nhân quả nhãn tiền, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, còn có nhiều người trong hiện đời làm ác mà vẫn an ổn, giàu có...và nhiều người khác trọn đời tận tâm tu bồi phước đức nhưng lại bị khổ đau, nghèo túng, nợ nần...
Hiện tượng gần như nghịch lý này thực sự vẫn xảy ra trong trật tử nhân quả. Người làm ác ngày hôm nay nhưng trong quá khứ họ đã tạo nhiều phước thiện, bây giờ họ đang hưởng quả lành mà họ đã có từ trước nên vẫn giàu sang, an ổn...Nhưng do làm ác, phước đức của họ bị hao tổn, không bao lâu khi phước báo bị dùng hết cộng với quả báo làm ác chín muồi, sự nghiệp của họ mới sụp đổ, thân bại danh liệt. Nếu quả báo không kịp xảy ra ở đời này thì đời kế tiếp sau nhất định họ phải trả. Giống như sau vụ được mùa, năm tới dù không làm gì cả nhưng vẫn đủ lúa gạo để ăn. Thế nhưng nếu cứ ăn hoài mà không trồng thêm lúa, chắc chắn sang năm nữa họ sẽ đói kém.
Ở trường hợp khác, dù trong hiện đời họ làm nhiều việc lành, không làm bất cứ điều gì xấu ác cả nhưng họ không có quả tốt nào, thậm chí bị khổ đau, nghèo túng...Do nơi quá khứ họ đã tạo nhiều ác nghiệp ngày nay phải chịu quả báo. Những phước đức họ đang làm chưa đủ lớn để trổ quả lành. Do đó, phải kiên trì, vững tâm, bền chí tạo thêm nhiều điều phước thiện nữa. Lúc phước đức đủ lớn, quả báo xấu ác bị đẩy lùi, quả báo lành mới hiển lộ. Điều này giống như sau vụ mùa thất thu, năm sau sẽ bị thiết hụt thực phẩm mặc dù vẫn siêng năng làm lụng vất vả. Nhưng chính sự siêng năng ấy, vụ mùa tới sẽ bội thu, họ sẽ thanh toán nợ nần, có dư của ăn của để.
Do người đời mình trần mắt thịt, họ không thấy được tiến trình nhân quả xuyên suốt ba thời gian. Họ chỉ căn cứ vào hiện tại, nếu thấy làm phước thiện mà chưa được quả báo tốt hiện tiền liền mất lòng tin, thậm chí cỏn phỉ báng, tránh xa các điều thiện, thật tiếc cho họ.
Việc buôn bán thất bại hoàn toàn không phải do bạn "mê" đi chùa. Rất nhiều người mê đi chùa hơn bạn mà họ càng ngày càng giàu có. Bạn chưa đủ phước lành để thành công đó thôi. Có thể bạn còn chút dư nghiệp cần phải trả. Cũng may bạn còn ít nhiều phước đức do mê chùa, nếu không bạn sẽ khốn đốn, cùng cực hơn. Đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, cúng dường đúng như Chánh pháp thì lẽ hiển nhiên sẽ gội nhuần phước đức. Đã gieo trồng phước đức thì bạn và thân quyến chắc chắn được hưởng. Bạn hãy bình tâm giải thích về nhân quả trong ba thời gian cho những người thân của bạn hiểu, để họ thông cảm, chia sẻ khó khăn cùng bạn, đồng thời giúp họ có cái nhìn đúng đắn về nhân quả để cùng được lợi ích. Tuy nhiên, bạn nên thu xếp để có thời gian đi chùa hợp lý, không để ảnh hưởng đến công việc.
Theo như bạn trình bày, bạn tức giận đến nỗi không dằn được là điều không nên. Vì sân hận sẽ thiêu đốt thân tâm và công đức của bạn. Muốn làm chủ và điều phục cơn tức giận là điều không phải dễ. Bạn phải tu tập Từ bi quán hàng ngày để có năng lượng từ bi. Khi cơn giận đến, việc đầu tiên bạn phải nhận ra mình đang giận. Nếu không nhận diện thì không thể nào điều phục cơn giận được. Tiếp đến đem lòng từ trải rộng đến họ, thương xót họ. Vì không có trí tuệ nên họ mới nhận thức sai lầm. Bởi thiếu căn lành nên họ mới phỉ báng Tam bảo. Cảm hóa họ nhờ vào hành động của chính bạn, nhờ vào tâm từ bi và trí tuệ của chính bạn. Dần dần họ sẽ hiểu bạn, hiểu rõ hơn về giáo lý nhân quả, lúc đó họ sẽ không phỉ báng chuyện bạn ham thích đến chùa hay ưa làm từ thiện nữa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm