Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 31/07/2019, 08:22 AM

Tâm từ bi của Bồ-tát Quán Thế Âm

Bồ-tát Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát nổi bật, được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả trong truyền thống Nguyên thủy, như trường hợp ở xứ Tích Lan và Thái Lan cũng có thờ Ngài.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Nhờ phát 12 nguyện lớn mà Bồ-tát Quán Thế Âm mới chứng đắc được nhĩ căn viên thông. Chính 12 nguyện lớn này cho chúng ta thấy hạnh nguyện cao cả của Ngài. Nếu không có tấm lòng đại từ bi thì khó mà có thể biết cách lắng nghe để hiểu, để thương. Ảnh: Internet

Nhờ phát 12 nguyện lớn mà Bồ-tát Quán Thế Âm mới chứng đắc được nhĩ căn viên thông. Chính 12 nguyện lớn này cho chúng ta thấy hạnh nguyện cao cả của Ngài. Nếu không có tấm lòng đại từ bi thì khó mà có thể biết cách lắng nghe để hiểu, để thương. Ảnh: Internet

Các học giả cho rằng vào đời Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn Độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mão có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ XII về sau, các hình tượng của Ngài khắp Á châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh nữ. Không ai biết chính xác về thời điểm của sự thay đổi này.

Bồ-tát Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát nổi bật, được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa

Bài liên quan

Tuy nhiên, dù là hình tượng thân nam hay thân nữ, ai trong chúng ta cũng đều xem Bồ-tát là một bậc ‘Đại cứu khổ’. Ngài như là mẹ hiền luôn ra tay cứu vớt tất cả những ai đang cần đến, từ những tên tướng cướp giết người không gớm tay đến các bậc tu hành suốt cả cuộc đời không làm hại ai. Ngài bình dị mà gần gũi, hiện thân khắp các giai tầng trong xã hội và khắp nơi để cứu khổ mọi loài.

Theo kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, Ngài hiện thân ra làm 33 tướng trạng khác nhau từ thân Phật cho đến thân các loài A-tu-la, ngạ quỷ… Có thể chính vì sự từ bi không phân biệt của Ngài: “Tâm Bi như sấm động/Lòng Từ như mây hiền” (Sư ông Làng Mai dịch) nên sự kính ngưỡng và tôn thờ Ngài không phải chỉ có các Phật tử, mà luôn cả những người không phải đạo Phật.

Theo kinh Lăng nghiêm, Ngài tu hành chứng đắc được ‘nhĩ căn viên thông’ nên có thể lắng nghe và thấu cảm tất cả những tiếng ta thán, khổ đau khắp cùng mọi nơi, mọi chốn. Tuy nhiên, biết cách lắng nghe là cả một nghệ thuật và, đặc biệt, phải phát tâm từ bi rộng lớn mới có thể lắng nghe có hiệu quả. Nhờ phát 12 nguyện lớn mà Bồ-tát Quán Thế Âm mới chứng đắc được nhĩ căn viên thông. Chính 12 nguyện lớn này cho chúng ta thấy hạnh nguyện cao cả của Ngài. Nếu không có tấm lòng đại từ bi thì khó mà có thể biết cách lắng nghe để hiểu, để thương.

Bồ-tát Quán Thế Âm có tâm từ bi rộng lớn vì Ngài biết lắng nghe những gì cần nghe và loại bỏ những gì không cần thiết phải nghe. Ảnh: Internet

Bồ-tát Quán Thế Âm có tâm từ bi rộng lớn vì Ngài biết lắng nghe những gì cần nghe và loại bỏ những gì không cần thiết phải nghe. Ảnh: Internet

Muốn có tấm lòng từ bi thì cũng như trồng hoa, trồng trái chúng ta phải biết cách tưới tẩm những hạt mầm thương yêu trong tâm. Đây là một quá trình tu luyện, không phải tự dưng mà có. Có người miệng nói từ bi nhưng không làm được vì hoàn toàn không biết tưới tẩm hạt giống từ bi. Tưới tẩm hạt giống từ bi có nghĩa là chúng ta phải biết học pháp bố thí. Như chúng ta biết, bố thí không nhất thiết phải là tài vật. Khi chúng ta nói những lời dễ thương, thông cảm thì đó chính là một hành động bố thí, hay mình có thể khuyên người vượt qua những khó khăn, sợ hãi cũng là một hình thức bố thí. Nuôi dưỡng tâm từ bi bằng cách mở rộng lòng mình, học cách không phán xét, không phê bình, chỉ trích mà chỉ biết lắng nghe để hiểu, để thương.

Bài liên quan

Đương nhiên, có người nói rằng từ bi quá mà không có trí tuệ thì sẽ bị lợi dụng. Cho nên mình phải biết quân bình cả hai. Nhưng đa số những người bị lợi dụng vì từ bi là do mình còn đắm say danh lợi. Hễ nghe khen mình dễ thương, từ bi thì có gì cho nấy, thậm chí còn đi vay mượn để cho! Cho nên, từ bi thực sự là không tham đắm những lời khen chê, thị phi. Mình chỉ có thấy người đó đang đau khổ là mình ra tay giúp đỡ. Giống như Bồ-tát Quán Thế Âm, không phân biệt người cầu xin là ai và trong quá khứ họ đã làm những gì. Giờ đây họ đang đau khổ nên cầu xin thì Ngài đều ra tay cứu độ.

Sở dĩ Bồ-tát Quán Thế Âm có tâm từ bi rộng lớn vì Ngài biết lắng nghe những gì cần nghe và loại bỏ những gì không cần thiết phải nghe. Muốn học cách lắng nghe để thương để hiểu, chúng ta phải biết uyển chuyển và thiện xảo trong cách lắng nghe. Chúng ta không chỉ lắng nghe những gì người kia đang nói mà còn tìm hiểu câu chuyện đằng sau những lời nói đó. Nếu chúng ta lắng nghe với tâm từ bi thì sẽ không bị chao đảo bởi những lời nói tiêu cực của người khác; ngược lại, mình quan tâm nhiều đến sự khổ đau và phiền não mà họ đang gánh chịu.

Một ngày nọ, một học sinh 12 tuổi, vốn rất hiền lành, bỗng nổi cơn thịnh nộ và phun nước miếng vào mặt vị thầy dạy toán vì ông mắng em quá dốt. Em này bị gửi lên văn phòng để gặp vị hiệu trưởng và có thể sẽ bị đuổi học vì bất kính quá đáng đối với thầy cô. Nhưng khi tìm rõ nguyên do thì nhà trường biết rằng ngày hôm trước ba em nhậu say về chửi mắng em và đánh đập mẹ em thậm tệ đến nỗi phải vào nhà thương. Sau đó ba em bị bắt vào tù. Gia đình em đang đầm ấm bỗng dưng tan nát. Rõ ràng, em học sinh 12 tuổi đã không biết cách nào để giải tỏa nỗi đau thương này nên đã có hành động nông nổi như vậy!

Nếu trong một ngày, chúng ta biết đem tâm từ bi cứu giúp người khác là chúng ta đang đóng vai hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm, vì tâm chúng sinh và tâm Bồ-tát đồng nhau, chẳng khác. Ảnh: Internet

Nếu trong một ngày, chúng ta biết đem tâm từ bi cứu giúp người khác là chúng ta đang đóng vai hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm, vì tâm chúng sinh và tâm Bồ-tát đồng nhau, chẳng khác. Ảnh: Internet

Ngoài việc biết lắng nghe những âm thanh kêu cầu của mọi loài, Bồ-tát Quán Thế Âm còn biết xoa dịu những nỗi sợ hãi, âu lo nên Ngài có danh hiệu là Thí Vô Úy Giả. Theo tâm lý học, rối loạn âu lo, hoảng sợ là những tâm lý vi tế, rất khó mà nhận biết vì người đang trải nghiệm những tâm lý này hay có khuynh hướng che giấu và lảng tránh. Theo Giáo sư Johannes Tauscher, Bệnh viện Tâm thần Trường Đại học Viene (Áo), khi bị mắc các chứng rối loạn lo âu, thường người bệnh trì hoãn quá lâu.

Bài liên quan

Nỗi sợ có thể núp dưới vô vàn các dạng thức khác nhau: Chứng sợ nhện (arachnophobia), chứng sợ đi máy bay (aerophobia), chứng sợ bị nhốt kín (claustrophobia), chứng sợ độ cao (acrophobia), chứng sợ bị ung thư (carcinophobia), chứng sợ chết hoặc sợ xác các vật đã chết (necrophobia)… Với tâm từ bi bao la, khi niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, người bệnh có cảm giác như một đứa bé đang sợ hãi được nép vào lòng mẹ khiến cho mình cảm giác được an toàn nên sự rối loạn âu lo sẽ dần dần biến mất. “Từ nhãn thị chúng sanh/Phước tụ hải vô lượng”. Nghĩa là dùng mắt thương nhìn chúng sinh thì phước đức sẽ như biển rộng vô cùng. Với tâm từ bi vô lượng, 33 ứng thân của Ngài cũng chỉ là con số tượng trưng. Thực sự mà nói, tôi luôn tin rằng Bồ-tát là hiện thân của chúng ta. Như trong câu kệ chúng ta thường tụng hàng ngày “Năng lễ, sở lễ tánh không tịch…”, năng lễ là người bái lạy, sở lễ là người được bái lạy, tức là Phật hay Bồ-tát, vốn đều là bản tính thanh tịnh.

Nếu trong một ngày, chúng ta biết đem tâm từ bi cứu giúp người khác là chúng ta đang đóng vai hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm, vì tâm chúng sinh và tâm Bồ-tát đồng nhau, chẳng khác! Tuy nhiên, vì còn vướng mắc nên tâm chúng sinh chưa được thực sự giải thoát. Như vậy có nghĩa là hàng triệu triệu người nếu biết học pháp ‘Lắng nghe’ của Bồ-tát Quán Thế Âm thì có thể đóng vai ứng thân của Ngài, ban rải lòng từ đến tất cả mọi người, mọi loài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm