Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/05/2023, 21:18 PM

Tam quy ngũ giới trong đạo Phật đã tô đẹp cuộc đời con

Từ ngày được thọ trì Tam Quy biết thực hành Ngũ Giới, trở thành một Cư sĩ Phật tử, ứng dụng giáo lý Như Lai vào cuộc sống hằng ngày, con thấy rất hữu ích thiết thực cho mình, cho người và cho xã hội.

Giữa trần gian thật nhiều biến động, con người phải chống chọi với thiên nhiên để sinh tồn, nào là động đất, sóng thần, cuồng phong lũ lụt; rồi đến những căn bệnh trầm kha do những cơn mưa tham lam, ganh ghét, sân hận, đố kỵ làm ướt sũng thân tâm con. May mắn thay, con có một nơi trú ẩn an toàn, nơi đó chính là con thật sự hạnh phúc được quay về nương tựa ba ngôi báu là Phật Pháp Tăng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Qua Pháp học, con được biết Đức Phật là Bậc Đạo Sư đưa đường chỉ lối cho chúng sanh giải thoát khỏi bể khổ trầm luân sanh tử đạt đến giác ngộ tối thượng. Học theo Pháp, những lời dạy từ giáo lý với những kinh nghiệm tu tập đạt được trong ba tạng Kinh, Luật, Luận, đó là chân lý bất di bất dịch được nói ra từ sự chứng ngộ tuyệt đối của Như Lai, từ tuệ giác vô thượng của Ngài. Về với Tăng, đoàn thể những người xuất gia từ bỏ gia đình xem tất cả mọi loài là thân bằng quyến thuộc, là những Bậc nghiêm trì Giới luật của Phật, làm mô phạm cho chúng sanh noi theo. Do vậy Tăng được xưng là Đấng Trung Tôn thay Phật hoằng dương Chánh Pháp. Ngũ Giới là năm điều đạo đức mà Thế tôn không bắt buộc người Phật tử phải tuân theo triệt để, cũng chẳng hăm dọa hay trừng phạt ai nếu không thực hành, vì giới không phải là người trên cấm kẻ dưới, mà giới là mỗi cá nhân tự nguyện làm khi thấy những điều ấy phù hợp với đạo lý. Và khi thực hành chúng ta có được đời sống an vui về tinh thần lẫn vật chất. Đây là một trong những điều mà Đạo Phật khác với các tôn giáo khác.

Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi Cư sĩ Phật tử không nên khởi lên những điều cần phải tránh sau đây:

1. Không sát hại sinh mạng, tôn trọng lẽ công bằng, mình sợ đau sợ chết, người khác và muôn loài cũng vậy. Ai cũng tham sống sợ chết, Đức Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, mình không được cướp mất sự giác ngộ của họ. Khi không xâm hại ai mình sẽ nuôi dưỡng được đức tính Từ bi tránh được quả báo xấu.

2. Không trộm cướp, tôn trọng sự bình đẳng, mình cũng sợ mất của cải tài sản, sợ bị người khác lừa gạt thì người khác cũng vậy. Sống theo tinh thần Từ bi lấy của là cướp đoạt công sức lao động và xương máu của người, nghiệp báo phải trả nếu cướp đoạt làm xâm hại tài sản của kẻ khác, bị bắt sẽ vào tù theo pháp luật, còn sau phải trả nợ theo luật nhân quả.

3. Không tà dâm: Bảo vệ sự công bằng, ai cũng mong muốn gia đình mình ấm êm hạnh phúc, vợ hoặc chồng không ngoại tình. Do vậy, mình cần phải tránh xa những điều này để bảo vệ hạnh phúc của đôi bên, tránh nghiệp báo xấu, gia đình nào nằm trong hoàn cảnh này sẽ rất đau khổ.

4. Không nói dối: nói sai sự thật, nói thêu dệt, nói lời thô ác, nói hai chiều. Đạo Phật vốn tôn trọng sự thật, vì lòng Từ bi nên ta phải tránh sự dối trá lừa gạt, gây tai họa buồn phiền, sợ hãi cho người khác. Vậy do đó ta không nên gieo nghiệp xấu ác này.

5. Không uống rượu: Người Phật tử rất cần sự tỉnh táo để tìm cầu trí tuệ giải thoát, nếu dùng rượu bia, ma túy đầu óc sẽ bị mê mờ, hao tổn tiền bạc, sức khỏe, ngược lại thì trí tuệ tăng trưởng, tuổi thọ sống lâu, con cái khỏe mạnh, gia đình xã hội yên vui, mặc dù chưa phải là túc nghiệp nhưng phải chịu quả báo cuồng loạn ở kiếp sau.

Học và thực hành theo những điều trên con lại nhớ đến những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết-bàn “Sau khi Như Lai diệt độ, các con nên tôn trọng cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng, như người nghèo được của báu. Nên biết giới luật là bậc Thầy cũng như ta đang còn trụ tại thế không hề khác”.

Và con đã hành trọn vẹn các giới, nên cuộc sống nhẹ nhàng thanh thản, thân tâm an ổn, gia đình hạnh phúc, dòng tộc cảm phục quý mến, con cháu ngoan hiền hiếu thuận, lãnh đạo, đồng nghiệp xã hội yêu thương quí trọng, gửi gắm và giao phó. Muôn vật không sợ hãi thân thiết muốn gần gũi. Trong đời sống tâm linh giúp con tu tập thiền, niệm Phật dễ dàng định tâm, trí tuệ khai mở, giá trị cuộc sống được nâng cao, con đường hướng thượng thuận lợi, bến bờ giác ngộ giải thoát dần sáng tỏ. Trong kinh Phước Đức, Như Lai dạy:        

“Ai sống được như thế 

Đi đâu cũng an toàn 

Tới đâu cũng vững mạnh

Phước đức của tự thân”  

Nhận được những niềm vui từ một cuộc điện thoại của vị chánh văn phòng công ty nơi con làm việc: “Mời anh chiều mai đến cơ quan dự liên hoan chia tay nhé”, hai chữ liên hoan làm con đôi lần suy nghĩ, vì mình đã ăn chay trường từ lâu…Đón con trước cổng là bạn bảo vệ trẻ tuổi, cảm động bày tỏ: “Ngày anh về nghỉ chế độ mà chẳng biết mua gì tặng anh”, ôm gọn một cái rồi dúi chiếc phong bì vào trong túi áo. Con thót lên: “Làm bảo vệ nuôi hai con nhỏ, làm gì ra tiền mà bày vẽ”. Con thoáng suy nghĩ: Làm sao mình được yêu quý như vậy?. 

*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Ngô Sít; địa chỉ: Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê, Đà Nẵng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024

Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.

Xem thêm