Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/08/2022, 08:16 AM

Tản mạn… tháng cô hồn

Chẳng biết từ bao giờ, dân gian lại gọi tháng Bảy là tháng-cô-hồn, trong ý nghĩa đây là tháng xui rủi, đầy những tai ương chờ đón… Rất tiếc, với người được quy y Tam bảo cũng gọi như thế, nghĩ như thế.

Quan niệm tháng 7 âm là tháng cô hồn, tháng của xui xẻo là không đúng với tinh thần đạo Phật. Ảnh minh họa.

Quan niệm tháng 7 âm là tháng cô hồn, tháng của xui xẻo là không đúng với tinh thần đạo Phật. Ảnh minh họa.

Theo đó, cứ đến tháng Bảy âm lịch là mọi người lại để ý xem, mình sắp bị gì và bị gì là bị gì? Mới qua nay – dạo quanh quanh đã thấy một số người không nhỏ than thở: mới đầu tháng đã bị… (điền vào ba chấm chính là bất như ý gặp phải trên đường, nơi văn phòng hay chỉ là chuyện bực mình trên mạng).

Rất nhiều những nỗi sợ kiểu như thế đã che lấp mất ý nghĩa tốt đẹp của tháng Bảy trong tinh thần nhà Phật – là tháng có ngày Vu lan – được gọi quen thuộc là mùa Vu lan Báo hiếu.

Trong mùa Vu lan Báo hiếu, đạo Phật xiển dương tinh thần tri ân, báo ân – là cốt lõi đạo đức để làm người – phù hợp với đạo lý dân tộc là “uống nước nhớ nguồn”. Thêm vào đó, đạo Phật cũng biểu dương hạnh Hiếu – là hạnh Phật, tâm Hiếu – là tâm Phật.

Hẳn vì sự tương thích của đạo với tinh thần dân tộc như vậy cho nên ngay từ khi du nhập vào đất Việt cách đây 2.000 năm, Phật giáo nhanh chóng được tiếp thu, có nhiều thời kỳ trở thành nếp sống của toàn dân, đạo Phật là quốc giáo như triều đại Lý-Trần.

Cũng vì hiếu hạnh là hạnh Phật nên dân gian mới nói “thờ cha kính mẹ chính là chân tu”. Thiền sư Thanh Từ trong nhiều bài giảng đã khẳng định: “Đạo Phật lấy đạo đức làm trọng, đức lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Mùa Báo hiếu gợi lại trong tâm tư mỗi người con Phật công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ”.

Và Thiền sư dạy: “Đạo đức phát nguồn từ lòng hiếu thảo, người không hiếu thảo khó có đạo đức”. Lời của chơn nhân chắc chắn không thể sai và hẳn ai cũng thấu tận nguồn cơn của điều đó. Do vậy, tháng Bảy giống như những ngày tháng ôn nhắc mỗi người kỹ hơn về đạo hiếu chứ thực ra ngày tháng nào không phải là tháng ngày để tri và báo ân, nhất là ân cha mẹ?

Nếu nghĩ rằng tháng Bảy là tháng-cô-hồn, là tháng xui rủi thì ta đã quên mất định luật Nhân-quả. Nếu nghĩ về tháng Bảy là mùa hiếu thì càng cần tu tập để củng cố niềm tin nhân quả, chánh tín trong đời sống hằng ngày, nỗ lực làm thiện sự, báo đáp các ân trọng mà mình đã thọ.

Vì vậy, đừng quên mất ý nghĩa đẹp-nhân văn và thâm sâu của tháng Bảy Vu lan, cứ lẩn quẩn trong chuyện tháng cô hồn rồi lo lắng, sợ hãi, để lòng lăn tăn mỏi mệt thì thật uổng phí, thật phụ ơn Tam bảo quá luôn…

Lưu Đình Long

– trích "Bình an mà sống"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Có Phật trên từng ngón tay

Góc nhìn Phật tử 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Xem thêm