Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 21/02/2021, 08:00 AM

Tang quyến có nên xả tang theo ý muốn hay không?

Là người Phật tử thì chúng ta phải hết lòng giúp cho hương linh của người mất chóng được siêu thoát. Việc cúng kiến ta nên hạn chế tối đa, chỉ làm theo lễ nghi đơn giản theo lời Phật dạy.

Nếu tang quyến muốn xả tang ngay thì cứ xả tang, không có gì là trở ngại. Vấn đề cư tang, phải nói rõ, đây không phải là tục lệ của Phật giáo bày ra. Tục lệ này bắt nguồn từ người Trung Hoa. Vì người Trung Hoa đã có mặt lâu đời trên đất nước Việt Nam. Căn cứ theo sử liệu cho biết, thì họ đã xâm chiếm và cai trị đất nước Việt Nam ta trải dài có cả một ngàn năm. Thường người ta hay gọi là một ngàn năm Bắc thuộc. Do đó, nên những phong tục tập quán lễ nghi của họ, tất nhiên, là người mình đã chịu ảnh hưởng rất sâu đậm. Hơn nữa, trong thời kỳ Tam giáo đồng nguyên: Nho, Phật và Lão, cả ba nguồn văn hóa này đều có sự sinh hoạt trộn lẫn hòa quyện với nhau một cách rất chặt chẽ khắng khít.

Vì thế, nên việc cư tang đây là theo tập tục văn hóa của Nho giáo. Theo Nho giáo chủ trương, thì con người phải lấy việc hiếu thảo làm đầu. “Thiên kinh vạn quyển hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn quyển kinh hay vạn quyển sách đều phải lấy việc hiếu nghĩa làm trước. Cho nên, người ta cư tang với mục đích là để bày tỏ nỗi lòng hiếu thảo của những người còn sống đối với người đã chết. Vì họ quan niệm “sự tử như sự sanh”. Nghĩa là lúc còn sống đối xử với nhau như thế nào, thì khi chết cũng phải đối xử như thế ấy. Xét thấy, việc chủ trương lấy đạo hiếu làm nền xây dựng đạo đức nhân bản, nó rất phù hợp với nền văn hóa của dân ta. Nên từ đó, người mình mới bắt chước làm theo. Và cũng từ đó, nó trở thành một phong tục tập quán lâu đời và truyền mãi cho đến hôm nay. Phải nói, vấn đề cư tang, với thâm ý là người ta muốn biểu lộ tấm lòng chân thành của người còn sống, hằng nhớ đến thâm ân của người đã khuất. Nhưng việc cư tang này, hiện nay, người ta không còn giữ đúng như tục lệ ngày xưa nữa.

Tang quyến muốn xả tang lúc nào cũng được, việc làm này không có gì là chống trái hay có lỗi với người quá cố cả.

Tang quyến muốn xả tang lúc nào cũng được, việc làm này không có gì là chống trái hay có lỗi với người quá cố cả.

Những lễ tiết trong một tang lễ Phật giáo gồm những lễ gì?

Xưa kia, con cháu phải để tang cho ông bà cha mẹ thời gian ít nhất là phải hai năm. Nghĩa là phải qua cái lễ giỗ đại tường, thì con cháu mới được xả tang. Và trong thời gian cư tang này, con cháu không được cưới hỏi, vì người ta cho rằng đó là điều không tốt. Cho nên, đối với người đang cư tang, họ kiêng cử đủ thứ. Ngày nay, vì công việc làm ăn, học hành thi cử, hoặc cưới hỏi, hơn nữa phần lớn ảnh hưởng theo nếp sống của người Tây phương, nên vấn đề cư tang không trở nên gò bó theo tục lệ xưa. Phần nhiều là sau 49 ngày, tức xong cái lễ chung thất, thì người ta xin xả tang. Không có ai chịu cư tang cho qua cái lễ giỗ đầu. Có người còn xin xả tang liền, sau khi mai táng hoặc hỏa táng xong. Lý do là vì họ coi việc để tang là một việc không mấy may mắn trong những việc như: cưới hỏi, thi cử, khai trương cửa tiệm, hoặc đi làm ăn ở phương xa v.v…

Do đó, tục lệ cư tang tùy theo thời đại mà nó có sự thay đổi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo, thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái. Vấn đề thời gian ngắn hay dài, lâu hay mau không thành vấn đề nữa. Thật ra hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người mà thôi. Điều quan trọng là việc hành xử của con người có theo đúng lễ giáo đạo đức hay không. Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Có nhiều khi, ông bà cha mẹ mới chết, mà con cháu lại tranh chấp đấu đá tranh giành hơn thua với nhau, hoặc giả sát sanh hại vật cúng tế linh đình. Việc làm đó chỉ làm khổ cho người mới chết mà thôi, chớ không có ích lợi chi cả!

Tục lệ cư tang tùy theo thời đại mà nó có sự thay đổi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo, thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái.

Tục lệ cư tang tùy theo thời đại mà nó có sự thay đổi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo, thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái.

Quan điểm Phật giáo về "trùng tang liên táng" và cách hóa giải

Nếu là người Phật tử thì chúng ta nên cẩn thận việc làm này. Chúng ta phải hết lòng giúp cho hương linh của người mất chóng được siêu thoát. Việc cúng kiến ta nên hạn chế tối đa, chỉ làm theo lễ nghi đơn giản theo lời Phật dạy mà thôi. Nhất là không được sát sanh hại vật để cúng tế linh đình cho người mất. Vì như thế, người mất sẽ mang trọng tội khó mà siêu thoát vậy.

Tóm lại, tang quyến muốn xả tang lúc nào cũng được, việc làm này không có gì là chống trái hay có lỗi với người quá cố cả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tìm hiểu về giới “chung thủy”

Hỏi - Đáp 10:30 16/03/2024

Hỏi: Trong 5 giới của người Phật tử thì giới thứ ba Không tà dâm là tôi không hiểu rõ lắm? Hiện tại tôi và bạn gái đã có quan hệ trước hôn nhân nhưng chúng tôi thương nhau thật lòng và đã xác định sẽ lấy nhau, như vậy có phạm tội tà dâm không?

Bớt hình thức, thêm thực chất

Hỏi - Đáp 09:10 16/03/2024

Hỏi: Thưa thầy, con thấy trong đời sống tu tập và giáo hoá của đức Phật và các vị cao tăng đều chọn đơn giản mà hiện nay trong Phật giáo lại phô trương hình thức màu mè, tốn kém, như thế có hợp với lời Phật dạy và có lợi cho đạo pháp không ạ?

Từ thường gặp trong Đạo Phật: Hoan hỉ là gì?

Hỏi - Đáp 08:42 16/03/2024

Nhiều Phật tử thường dùng từ "hoan hỉ" khi nói về niềm hân hoan, niềm vui, hạnh phúc. Vậy hoan hỉ là gì và làm sao để nuôi dưỡng tâm hoan hỉ?

Kinh Đại Thừa “không phải do Phật thuyết”?

Hỏi - Đáp 17:30 12/03/2024

Chúng tôi nghe rằng những kinh điển thuộc hệ Đại thừa (Phật giáo Phát triển) như kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, kinh Bát Nhã…đều không phải Phật thuyết mà do các vị Tổ đời sau triển khai, phát triển từ kinh tạng Nikàya (Phật giáo Nguyên thủy). Những điều ấy có đúng không?

Xem thêm