Thứ, 13/04/2020, 13:00 PM

Tánh và Tướng

Là Phật tử, chắc chúng ta ai cũng từng nghe các tổ thầy dạy, hoặc đọc trong kinh điển Phật giáo nói tới hai từ quen thuộc đó là “Tánh” và “Tướng”.

Người có khuôn mặt phúc hậu do đâu?

Đọc kinh Hoa Nghiêm chắc chúng ta đều nhớ câu đức Phật nói: “Suốt bốn mươi chín (49) năm ta chưa hề nói một câu nào”.

Đọc kinh Hoa Nghiêm chắc chúng ta đều nhớ câu đức Phật nói: “Suốt bốn mươi chín (49) năm ta chưa hề nói một câu nào”.

Tánh, còn gọi là (tính) chỉ cái bên trong, Tướng chỉ cái bên ngoài, tức (tâm tánh và tướng trạng) của con người ta hoặc tướng của các pháp.

Tánh và Tướng, đây là vấn đề rất căn bản trong tinh thần tu tập và tìm hiểu giáo lý đạo Phật (đặc biệt là thiền tông). Khi hiểu được căn bản vấn đề này, thì coi như chúng ta đã nhận thức được yếu chỉ hay còn gọi là yếu lĩnh Phật tánh theo giáo lý đạo Phật nói chung.

Đọc kinh Hoa Nghiêm chắc chúng ta đều nhớ câu đức Phật nói: “Suốt bốn mươi chín (49) năm ta chưa hề nói một câu nào”.

Nếu cạn nghĩ thì câu nói trên của Ngài chúng ta cho rằng đây là một câu nói (chơi) hý luận với các đệ tử. Nhưng thực tế, câu nói ẩn dụ này đức Thế Tôn muốn nói đến hai từ then chốt mà ta đang bàn tới đó là “Tánh và Tướng”.

Vậy, câu (ẩn dụ) nói trên đức Phật muốn chỉ dạy điều gì?

Đức Phật nói là “Trong 49 năm Ta chưa hề nói một câu nào”: Đây là đức Phật nói chỗ Tánh chân thật của mỗi người.

Đức Phật nói là “Trong 49 năm Ta chưa hề nói một câu nào”: Đây là đức Phật nói chỗ Tánh chân thật của mỗi người.

Phương cách có được nụ cười Di-lặc

Với câu nói này, không ít các tổ thầy đã đề cập. Ở đây người viết chỉ muốn nhấn mạnh thêm một ẩn ý được coi là rất tinh tế trong câu ẩn dụ này của đức Thế Tôn để chúng ta cùng tư duy chiều sâu về Phật pháp, mà cụ thể là hai thuật ngữ Tánh và Tướng luôn được quan tâm trong giáo lý.

Câu nói trên của đức Phật nói trong kinh Hoa Nghiêm được xem như là một lời dạy thậm thâm sâu sắc.

Vì sao vậy?

Vì khi ta (dụng công) suy nghĩ nung nấu một vấn đề nào đó, thì sau sự việc bất ngờ (vỡ ra) giúp ta thấy được điều chân thật, mà cụ thể ở đây là lời (ẩn dụ) Phật dạy.

Vậy trong trường hợp này đức Phật dạy:

Người học kinh điển nhà Phật phải hiểu căn bản cụ thể ở câu nói này có 2 ý là “Tánh” và “Tường”.

1. Về “Tánh” 

Đức Phật nói là “Trong 49 năm Ta chưa hề nói một câu nào”: Đây là đức Phật nói chỗ Tánh chân thật của mỗi người. Vì sao? Vì tánh chân thật của mỗi người là (trí vô sư) tức trí vô lậu nằm ngoài sự hiểu biết của trí thức thế gian (tức thế trí biện thông khôn lanh) của thế gian. Bởi không thể dùng ngôn ngữ của Thế giới này mà nói đến được. Do đó, đức Phật phủ nhận lời nói của Ngài, để mọi người nhận ra cái chân thật của chính mình; ai nhận ra được lời dạy này: người đó hiểu lời đức Phật dạy, tức ngộ đạo. Bởi đây chính là đức Phật chỉ cái “Tánh” chân thật của mỗi người, tức không dùng ngôn ngữ của Trần gian này để nói.

2. Về “Tướng”

Chúng ta thấy, trong các kinh điển hiện giờ mà ta đọc, các Ngài đều dùng những ngôn từ và hình ảnh của trần gian này, để cho ai tu theo lời của đức Phật dạy, nương theo đó mà tu hành hướng đến giác ngộ và giải thoát. Những quyển kinh giống như ngón tay chỉ mặt trăng vậy. Ở đây, chúng ta lưu ý và cần phải hiểu: các kinh nhà Phật hiện nay được xếp vào loại “Tướng” thế gian. Vì đây là “tướng thế gian” nên là phương tiện để cho chúng sinh thời đó, cũng như hiện nay nương theo lời dạy của đức Phật mà tu tập. Chính vì điều này mà các tổ thầy thường có lời dụ “qua sông bỏ bè” (bè được hiểu là kinh điển) hay nói sâu xa hơn đó là chúng ta mượn cái xác thân giả tạm này, tức thuyền pháp thân của mình để tu hành mà đạt đạo.

Vậy, con người thông qua tướng trạng (tu) để thấy được tánh; nên Phật dạy chúng ta Kiến Tánh.

Tại sao phải kiến tánh?

Kiến tánh có ý nghĩa là tìm lại tánh Phật của mình do vô minh mà mất.

Kiến tánh có ý nghĩa là tìm lại tánh Phật của mình do vô minh mà mất.

Cải tâm để trở thành người có dung mạo hấp dẫn theo lời Phật dạy

Kiến tánh có ý nghĩa là tìm lại tánh Phật của mình do vô minh mà mất. Nay kiến tạo lại Phật tánh vốn chân thật trước đây gồm có cái Ý; cái ý này tự nhiên đầy đủ khắp trong Phật giới. Trong cái ý này- tự nó có 4 phần goi là:

Lúc nào cũng thấy - gọi là hằng thấy.

Lúc nào cũng nghe - gọi là hằng nghe.

Lúc nào cũng rung động, muốn phát tiếng thì có tiếng - gọi là hằng Pháp.

Lúc nào cũng biết - gọi là hằng tri.

Bốn thứ: Thấy, nghe, nói, biết, kể trên là “tánh” thanh tịnh nên gọi là tánh Phật.

Vậy, tánh ấy như thế nào? Ý nghĩa của 4 tánh: thấy, nghe, nói, biết, ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài tiếp theo. “Tánh chân thật là gì?

Tài liệu tham khảo:

- Kinh Hoa Nghiêm.

- Thiền căn bản; 37 Phẩm trợ đạo – Trưởng Lão Thích Thông Lạc (Nxb-Tôn giáo 2015).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

Kiến thức 08:20 04/01/2025

Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.

Sám tụng Phật thành đạo

Kiến thức 10:30 02/01/2025

Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.

Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Kiến thức 11:21 01/01/2025

Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.

Xem thêm