Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tất cả những gì qua tay của bạn đều là phước báo

Phước báo là do chính mình vun bồi, cũng do chính mình làm hao tổn, khi nào bị tổn phước, mình cũng không hay biết.

 Ví dụ như bạn dùng điện trong công ty, bạn dùng máy tính xong nhưng không tắt, tuy bạn không bị trừ lương nhưng phước báo của bạn đã bị tiêu hao đi rồi. Đừng cho rằng xài tiền trong ví của mình mới là tiêu hao phước báo. Cũng đừng chỉ cho rằng lãng phí vật dụng của chính mình mới là lãng phí phước báo. Tất cả những gì đã qua tay của bạn mà bạn lãng phí thì đều là đang lãng phí phước báo của chính mình.

Ví dụ như bạn bè mời bạn ăn cơm, gọi một bàn đầy thức ăn, nhưng bạn đã lãng phí đồ ăn hơn một nửa, vậy thì bạn đang lãng phí phước báo của ai vậy? Vẫn là phước báo của chính bạn.

Một ví dụ khác, công ty cử bạn đi làm việc, cước phí sẽ được hoàn trả cho bạn, vốn là nên đi xe công cộng, nhưng bạn lại đi bằng xe ta-xi, vậy bạn đã lãng phí phước báo của ai vậy? Vẫn là phước báo của chính bạn.

Tất cả những gì đã qua tay của bạn mà bạn lãng phí thì đều là đang lãng phí phước báo của chính mình.

Tất cả những gì đã qua tay của bạn mà bạn lãng phí thì đều là đang lãng phí phước báo của chính mình.

Phàm những gì qua tay bạn đều là phước báo của bạn cả, vì sao vậy? Bạn hãy nghĩ đi, bởi vì bạn có phước báo nên bạn bè mới mời bạn ăn cơm, bạn đi công tác mới có thể được hoàn lại tiền cước phí, nhưng chúng ta lại lãng phí, cảm thấy đó là đồ của người khác nên có thể lãng phí. Đây là sai lầm rất lớn!

Kỳ thực, thứ mà bạn lãng phí chính là phước báo của chính mình. Phước báo là do chính mình vun bồi, cũng do chính mình làm hao tổn, khi nào bị tổn phước, mình cũng không hay biết. Trước đây, có người tặng cho đại sư Thái Hư một củ nhân sâm, đại sư Thái Hư cảm thấy mình không có phước để dùng, nên đã chuyển tặng cho đại sư Đàm Hư. Khi có người tặng đồ cho đại sư Hoằng Nhất, bao gồm cả thuốc thang, ngài cũng đều đem tặng cho người khác. Thế nên, phước báo của những vị cao tăng đều lớn như thế.

Bạn hãy nghĩ xem, trước khi học Phật, mình đã bị hao tổn bao nhiêu phước báo rồi, chiếm tiện nghi của người khác cũng chính là cách khiến mình bị tổn phước. Chúng ta cứ nghĩ đó là đồ của người khác, là đồ của chung, đồ của ông chủ, nên mình có thể lãng phí. Nhưng trên thực tế, những thứ mà chúng ta lãng phí đều là phước báo của chính mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Đường về nhà

Phật pháp và cuộc sống 12:16 23/04/2024

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Làm sao giữ lại

Phật pháp và cuộc sống 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Phật pháp và cuộc sống 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Xem thêm