Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/10/2022, 13:22 PM

Tây Dy Ký: Sáu giặc

Khi ý thức chuyển hóa, trí tuệ khai mở thì sáu căn không còn đắm nhiễm với ngoại trần nên lục tặc không làm hại được mà bị trí tuệ hóa giải. Đây xin lược dẫn một đoạn hồi 14 nói ý này.

Khi Tôn Ngộ Không ra khỏi núi, phũ phục tôn Đường Tăng làm sư phụ, Đường Tăng đổi tên lại là Tôn Hành Giả. Hai thầy trò đang trên đường về Tây Trúc thì có sáu tên cướp chặn đường hạch tiền và cướp hành lý liền bị Tôn Hành Giả đánh chết hết. Sáu tên là: Mắt nhìn trừng, tai nghe tiếng, mũi thích ngửi, lưỡi nếm vị, ý thấy muốn, thân vốn lo...

Ở đây tại sao không nói năm hay bảy tên cướp mà chỉ nói có sáu? Sáu tên cướp chặn đường đòi tiền và lấy hành lý ở đây là tượng trưng cho sáu thức (thức ở sáu căn). Đối với người thế gian chưa biết tác hại của nó vì trong tâm còn chấp giữ nuôi dưỡng vọng thức, nên khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, tâm ý liền hòa hợp để cảm thọ theo bản năng bị sáu tên giặc cướp lấy của cải, gia bảo trong nhà – Bảo châu như ý (Bổn tâm). Là người hành đạo phải biết lẽ thật của chúng, đừng nhu nhược yếu đuối mà bị bọn cướp này lấy mất đi tài sản châu báu. Cũng như hiện nay đa số chúng ta đều bị chướng ngại bởi âm thanh bên ngoài, như những lời mắng chửi, dèm pha, nguyền rủa đến với lỗ tai, nếu mình nghe như gió thổi qua thì không có gì vướng bận ở lòng. Còn ngược lại thấy đó là lời nói thù hằn, mỉa mai, hiểm ác v.v... rồi ghi nhận nó vào lòng nên bực bội, tức tối, hận thù… thì đó là tên cướp lấy mất của báu nhà mình ở cửa tai. Cho nên khi nghe những tiếng khen chê hay chửi bới hoặc ca tụng…, ta hãy xem như khói như gió thì tên giặc cướp sẽ không được dịp vào nhà mình. Đó là nói về tai nghe, suy ra các căn kia cũng thế. Bởi vì những hình ảnh, âm thanh v.v... nó không làm cho ta phiền não, tham lam, mà tham lam, phiền não là do chính tâm mình ái chấp khi đối diện ngoại cảnh dính mắc, nên nói nó là bọn cướp lấy tài sản nhà mình là vậy.

Vì thế trong kinh Kim Cang có câu ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật:

- Làm sao an trụ tâm?

Phật đáp: “Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí; chẳng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp để bố thí. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên bố thí chẳng trụ nơi tướng như thế. Vì cớ sao? Nếu Bồ Tát bố thí mà chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường”.

10-dieu-it-ai-biet-trong-Tay-Du-Ky-dinh-ba-cua-Tru-Bat-Gioi-moi-dich-thuc-la-ky-tran-di-bao-556-1571493318-width550height350

Đức Phật nói bố thí đây tức buông xả không dính mắc, còn trụ là bám, là dính mắc. Nếu ngay nơi sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, ý thức không khởi động đắm nhiễm chấp mắc chạy theo tức là buông xả. Ngay đó tâm an ổn sáng suốt mà gọi là không chỗ trụ. Khi mắt thấy sắc không dính mắc bám trụ trên cảnh sắc nên không thấy đây đẹp, kia xấu; tai nghe tiếng chẳng khen chê, mũi ngửi mùi, thân xúc chạm v.v... đừng khởi niệm phân biệt thì cái (tạm gọi) hằng thấy rõ biết sáng suốt đó hiện hữu luôn bất động. Sáu căn dù có tiếp xúc với sáu trần rõ thấy biết tất cả sắc mà cũng như không thấy, nghe tất cả tiếng cũng như không nghe…. Nên người xưa nói: “Thấy sắc như mù, nghe tiếng như điếc” là vậy.

Thiền sư Nghĩa Trung có làm bài kệ nói rõ ý này:

Chính nơi thấy nghe chẳng thấy nghe

Còn đâu thinh sắc để trình anh

Trong kia nếu liễu toàn vô sự

Thể dụng ngại gì phân chẳng phân.

Lại nữa, trần cảnh vốn tự bất động không có trói buộc ai. Còn sáu căn vốn dĩ an nhiên như như bất động. Chỉ tại khi mắt thấy sắc chúng ta bất giác máy động sinh ra vọng thức, rồi hòa nhập lao theo ngoại cảnh nên nói là dính mắc trói buộc, chớ cảnh sắc và mắt thấy cả hai đều ở địa vị riêng mà chung cùng bất động như nhau. Cho đến tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi v.v... cũng vậy. Nếu có cái nhìn được như thế thì Đức Phật nói người đó phước đức vô lượng không thể nghĩ lường.

Khi đã giác ngộ, trí tuệ phát sinh thấy các pháp chỉ là giả dối huyễn hóa vọng sanh vọng diệt, có đó lại hoại đó, do vậy sáu căn của hành giả không bị trói buộc với sáu trần. Nên nói Tôn Hành Giả giết hết sáu đứa giặc là vậy.

(Theo sách Tây Du Ký qua cách nhìn của người học Phật).

Phật tử tìm đọc các bài viết nghiên cứu về tác phẩm Tây Du Ký dưới góc nhìn Phật học tại đây!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cứu rùa và cái kết ly kỳ sau 16 năm

Tư liệu 10:05 03/05/2024

Lòng từ của ông Lâm và lòng tri ân của con rùa nhiếp phục, mọi người đều thề rằng từ đây về sau họ sẽ không bắt, không giết, không ăn con rùa đó nói riêng và tất cả loài rùa nói chung, lời thề nguyện này cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại và có hiệu lực trong thôn này.

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Tư liệu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Tư liệu 08:16 27/04/2024

Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963 (20-4-Quý Mão), ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Xem thêm