Tết Thầy trong tết Việt
Tết đến xuân về mang niềm vui chung đến khắp mọi nhà, mọi người. Trong niềm vui chung ấy; tâm hồn người Việt luôn có phần dành riêng nhớ về những người thầy đáng kính. Những cử chỉ, hành động và lời nói biết ơn đã góp phần tạo nên một cái tết ấm áp, đủ đầy riêng có của người Việt Nam chúng ta.
Dân tộc Việt Nam ta vốn dĩ có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động. Có lẽ cũng bởi nhờ đó mà dân tộc ta đã sáng tạo ra rất nhiều những giá trị văn hóa rất phong phú và sâu sắc trong truyền thống văn hóa vật chất cũng như tinh thần. Các giá trị văn hóa đó không những có giá trị cao về tính nghệ thuật mà còn đặc biệt được tôn vinh nhờ tính nhân văn cao cả.
Chữ TẾT của Việt Nam được xuất phát từ trong ngôn ngữ người Việt; nó có trước và gần giống với âm “ tiết ” của người Trung Quốc, có nghĩa là “ thời tiết “ . Người Trung Quốc gọi tết đơn thuần chỉ là “ tiết xuân ” 春节 ( 1 năm có 24 tiết, mở đầu bằng tiết xuân ). Đối với người Việt Nam ta, chữ TẾT có nhiều ý nghĩa. Khi nói đến TẾT là nói lên sự hồi hộp mong đợi, sự bận rộn chuẩn bị với lòng thành kính, trân trọng và rất nhiều ý nghĩa, niềm vui bao hàm trong đó.
Trong câu ca dao: “ mồng 1 tết cha, mồng 2 tết mẹ, mồng 3 tết thầy ”ta thấy lúc này đây chữ tết lại trở thành một động từ nhằm tri ân một ai đó mà mình phải biết ơn vì đã đem lại cuộc sống và hạnh phúc cho mình; và như vậy còn được hiểu có đến 3 cái tết trong 1 cái tết của người Việt Nam.
Tết thầy là một việc làm đã được người Việt ta thực hành một cách trân trọng, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với người thầy đã dạy dỗ mình biết chữ, biết làm việc và biết điều hay lẽ phải. Từ xưa đến nay lòng người vẫn thuỷ chung như vậy. Xưa kia, khi đi tết thầy, người ta mang theo một món quà nhỏ; có thể là 1 gói chè, 1 gói mứt hay 1 be rượu nhằm gửi gắm lòng mình dâng lên biếu thầy.Gía trị của những món quà không tỷ lệ với lòng kính trọng. Ngày nay, tuy hình thức quà biếu có khác đôi chút nhưng tấm lòng kính thầy thì vẫn như vậy. Vui nhất và đáng yêu nhất là các học trò nhỏ tuổi. Từng tổ, từng lớp các em rủ nhau đến thăm thầy bằng tất cả lòng kính yêu. Các em được nghe thầy hỏi han, trò chuyện và các em thì báo cáo với thầy về gia đình và bản thân mình trong những ngày tết vui vẻ ấy. Tình thầy trò thật mộc mạc, ấm áp và trong sáng biết bao.
Từ khi nhà nước quy định ngày nhà giáo Việt Nam là ngày 20-11 và lấy đó làm ngày để tri ân công lao của những người thầy giáo; người dân đã hướng theo ngày này và do đó ngày tết có phần giảm bớt phần nghi thức tết thầy, chỉ còn lại những người thật sự có kí ức tốt đẹp với riêng từng thầy cô hoặc một số học sinh cấp 2 cấp 3 có tình cảm đặc biệt với thầy cô mà mình yêu mến nhất vãn dành thời gian trong những ngày tết vui vẻ này để đến thăm các thầy cô của mình.
Tình thầy trò còn được đặc biệt coi trọng trong Đạo Phật; bởi Đức Phật khi còn tại thế luôn khẳng định mình chính là và chỉ là người thầy dạy cho các đệ tử những điều mình đã giác ngộ; và như vậy mối quan hệ giữa Phật với các đệ tử, giữa các đệ tử người trước người sau là mối quan hệ thầy trò.Việc duy trì nghi lễ và lòng kính trọng thầy, tổ trong Đạo Phật trải qua hơn 2500 năm thật đáng để người đời ngưỡng mộ, trân trọng và học tập.
Bản chất hiền thiện, cần cù và sáng tạo của người Việt chắc chắn đã là duyên lành cho dân tộc ta được tiếp thu, hòa nhập và khai sáng bởi Đạo Phật. Những nét đẹp văn hóa Việt nói chung và nét đẹp văn hóa tết thầy nói riêng mà chúng ta có được ngày hôm nay; một phần do tương đồng với giáo lý Đạo Phật, một phần do được thấm nhuần từ Đạo Phật đã tạo ra một nền văn hóa đậm đà bản sắc, được nhân loại tôn vinh và kính trọng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm