Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/04/2021, 06:54 AM

Tha thứ và bao dung

Trong Phật giáo, tu học là chính mình làm sao để cho thân và tâm mỗi ngày trở nên an lạc hơn và thánh thiện hơn. Một ngày tu học theo chánh pháp sẽ giúp ta thấy rõ bản thân hơn, thấy rõ những người xung quanh và làm cho đời sống hiện tại trở nên đầy ý nghĩa.

Để có được một cuộc sống dung hòa giữa mình và người, giữa người và vạn vật xung quanh, thì ít nhất cá nhân ấy cũng phải biết tự giác và ý thức trong mỗi hành động, lời nói, làm cho người vui, chính là đã tưới tẩm nhân lành trong chính tâm mình.

Mỗi cá nhân sinh ra trong cuộc đời này, do có một ý thức mà hình thành cho mình một lối sống khác nhau, hạnh phúc hay khổ đau là do chính mình tạo tác. Vì thế, hãy để mỗi ngày đều là một sự bắt đầu, với tất cả nhiệt tâm và tỉnh thức. Cái nào đã đi qua, cái nào đang đến cũng phải mỉm cười chấp nhận và chuẩn bị cho bản thân một tâm thế sẵn sàng đón nhận. Hãy chào đón tất cả với một nguồn năng lượng tích cực, dù nỗi buồn hay niềm vui, dù thành công hay vấp ngã, dù khen, dù chê, dù được, dù mất… mọi thứ đều nhẹ nhàng cả thôi, sẽ không có gì để có thể nói là không thể chấp nhận được trong cuộc đời này.

Thời gian đang hờ hững trôi theo từng năm tháng và con người hàng ngày vẫn đang mải mê đi tìm những thứ hư ảo để vay mượn một lời trả lại cho đời những gì là nuối tiếc, những gì là hi vọng và tin tưởng, những gì là trăn trở và hoang mang, những gì là vinh quang và tủi nhục… tất cả những gì ta đã mượn để rồi đến một thời điểm nào đó, khi thực sự trưởng thành và chín chắn, ta tự nhủ lòng rằng thôi thì trả đi, từ nay sẽ trả, rồi một chiều tóc trắng ta bay, nhìn trong gió nghe lòng khắc khoải một miền hoài niệm xa xăm nào ấy…

Không một ai trên thế gian này có thể thấu hiểu rõ bản thân mình ngoài chính ta.

Không một ai trên thế gian này có thể thấu hiểu rõ bản thân mình ngoài chính ta.

Bao dung là tiền đề để hiểu nhau

Nếu chúng ta không muốn bị hao tổn tinh thần, không muốn nguồn năng lượng tích cực của bản thân bị cạn kiệt thì đừng để tâm nhiều tới những tế toái, muộn phiền hàng ngày trong cuộc sống. Những ganh ghét, nhỏ nhen; những trái tai, chướng mắt… mà mình tưởng sẽ chẳng là gì kia, nó như cây đại thụ luôn tự hào với bộ rễ vững mạnh cắm sâu vào lòng đất không bao giờ gãy đổ vì bão giông mà rốt cùng lại bị khô héo và phá hủy chỉ vì những con sâu bé nhỏ đang gặm nhắm đục vào lõi cây. Thế đấy, những thứ rất nhỏ, tưởng chừng như vô hại nhưng đôi lúc đã trót gây chút muộn phiền cho chính mình trong cuộc đời.

Ai trong đời cũng có những niềm riêng, đâu ai hiểu và đâu ai biết; giữa dòng đời vẫn bao người qua lại và ta đã bao lần đi qua giữa những dòng người ấy. Ai sẽ là ta và ta sẽ là ai trong họ? Ngày mai ấy sẽ đến dù sớm hay muộn thì chuyến xe chia ly của vô thường sẽ đến rước ta đi, đi để mà về, về với cõi sắc sắc – không không. Thôi thì; nhủ lòng hãy yêu thương để mà tha thứ, tha thứ để mà bao dung với tất cả… chẳng còn điều gì đẹp đẽ để chiêm bái và tin tưởng nữa ngoài niềm tin bất tuyệt.

Hãy để mỗi ngày đều là một sự bắt đầu, với tất cả nhiệt tâm và tỉnh thức.

Hãy để mỗi ngày đều là một sự bắt đầu, với tất cả nhiệt tâm và tỉnh thức.

Tình yêu thương giống như lòng bao dung

Cái quý giá nhất của đời sống con người không phải là tiền tài vật chất hay những vinh hoa phú quý, danh vọng tiền tài mà báu vật của cuộc đời chính là sự khoáng đạt và an bình của tâm hồn. Thật trống rỗng biết bao nếu mọi cố gắng của mình chỉ là sự chịu đựng để nhằm vào một tham vọng nào đó. Đã biết chết không đem theo được thứ gì mà cứ phải sống không vui vì những lợi, danh phù phiếm thì có đáng không?

Sự tha thứ và dung hòa với cuộc đời bao giờ chẳng bao giờ thừa thải để đi hết trọn vẹn yêu thương, để nối lại những điều còn dang dở… để lỡ mai kia khi buông xuôi tấm thân tứ đại mà quay về với lòng đất mẹ ta có thể thanh thản mỉm cười khi một chiều chợt thấy cát bụi bay trong gió…

Không một ai trên thế gian này có thể thấu hiểu rõ bản thân mình ngoài chính ta, thế nên, mỗi ngày mình phải dành vài thời khắc để thành thật với bản thân: thành thật thấy lỗi, thành thật sẻ chia và thành thật trách nhiệm…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Xem thêm