Thăm chùa Âng: Ngẫm về tiếng vọng thời gian
Chùa Âng là ngôi chùa Khmer cổ nhất trong số 141 ngôi chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo, được xây dựng cách đây hơn 10 thế kỷ, nằm trong khu quần thể thắng cảnh Ao Bà Om, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 km về hướng Tây Nam.
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Đôi nét về chùa Âng
Trích từ điển mở bách khoa toàn thư: Chùa Âng (tên Khmer là Angkorajaborey) là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh; hiện tọa lạc bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, nằm trong khuôn viên thắng cảnh Ao Bà Om, và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh.
Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Theo Bảng Di tích lịch sử chùa Âng, thì chùa có từ năm 990. Đến năm 1695, ngôi chính điện được xây dựng lại bằng lá tre. Năm 1842, chùa được xây dựng lại bằng gỗ quý (rui, mè và 60 cây cột), lợp ngói và tường xây. Sau đó, chùa còn được trùng tu vài lần nữa.
Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 ha, có hào nước sâu bao bọc, và được xây dựng theo lối kiến trúc trang trí chùa Khmer Nam Bộ.
Cổng chùa được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, có đắp hình chằn. Hai bên trụ cổng là hình vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd).
Chánh điện quay về hướng Đông, tọa lạc nên một nền cao 2 m]. Mái của chính điện được cấu tạo gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ở các đầu cột là những tượng vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd) với hai tay chống đỡ mái. Quanh chính điện có trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon bốn mặt. Ngoài ra ở đây còn có tượng chằn Yeak mặc áo giáp với khuôn mặt dữ dằn….
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các Tăng xá và các tháp chứa di cốt...
Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, bên trong chính điện chùa Âng cũng chỉ thờ duy nhất là Phật Thích Ca. Bệ thờ Phật rộng gần 30 m² gồm bốn bậc. Tượng Phật chính cao 2,1 m. Xung quanh có khoảng 50 tượng Phật khác nhỏ hơn. Ba phía vách chính điện có các bức tranh vẽ kể lại cuộc đời đức Phật Thích Ca. Trần chính điện được trang trí bốn bức bích họa lớn theo chủ đề: Phật Thích Ca đản sinh, xuất gia, đắc đạo và nhập niết bàn.
Và cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Angkorajaborey không chỉ là nơi tu hành của các vị sư, là nơi thanh niên Khmer đến tu học, mà còn là một trung tâm văn hóa. Hàng năm, lễ hội Ok Om Bok (rằm tháng 10 âm lịch) là lễ hội lớn nhất của chùa.
Ngày 25 tháng 8 năm 1994, chùa Âng đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đủ duyên viếng chùa Âng, lại ngẫm nhiều về tiếng vọng thời gian
Trước khi đủ nhân duyên đặt chân lên nền cát khu du lịch Ao Bà Om, tôi có một giấcmơ: xem đi xem lại hình ảnh đủ chiều kích vẽ mỹ lệ cùng câu chuyện cổ tích tình yêu trai gái thuở xa xăm lắm của xứ Thủy Chân Lạp gắn với chiếc ao được vây bọc bởi những hàng cây sao cổ thụ, tôi mong cầu một lần đến đấy, viếng chùa và ngắm ao ...
Rồi tôi được hơn thế. Từ một khoản tiền bạn gửi từ tòa soạn ngoài Hà Nội đủ cho hành trình, tôi vác ba lô đến Trà Vinh. Sau một đêm nghỉ ở nhà khách của Chùa Lưỡng Xuyên ở phường 1, sáng tinh sương, tôi tình tang đi bộ trực chỉ Chùa Âng và Ao Bà Om.
5 cây số từ nội ô thành phố, dưới các hàng sao thẳng tắp không dứt, ra tận ngoại ô. Sau khi thưởng thức tách cà phê ý vị nhẹ nhàng ở quán "Khúc ban chiều" kiến tạo dùng các rảnh nước làm nền, tôi bắt đầu tiến gần đến một vùng đất thiêng dung chứa nền văn hóa, tín ngưỡng nghìn năm của dân tộc khmer, một trung tâm của đất Thủy Chân Lạp xưa thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay; một dấu ấn rực rỡ huy hoàng còn lại về cảnh quan, kiến trúc, và bề dày các câu chuyện dân gian thuộc về văn hóa như chuyện tình yêu ở Ao Bà Om.
Khu du lịch văn hóa tâm linh ngự trên vùng đất cát đặc trưng, các giồng cao tạo nên cảnh quan lạ lùng với tôi - người đến từ vùng đất phù sa nước mặn. Lối vào khu du lịch dường như "người ta" cố ý giữ nguyên sơ, cũ kỹ, trồi sụt và thân thuộc!
Không ở đâu cây sao nhiều và đẹp như ở đây - tôi nghĩ vậy. Sao ở chùa Âng được vây bọc trong tường rào và hào nước kiên cố tứ bề - đấy là một đặc điểm của cổ tự. Toàn cảnh, các hạng mục của ngôi chùa chìm trong rừng sao.
Chùa Âng đây rồi. Lại lên bậc đá, vào chính điện hành hương chiêm bái Phật. Chính điện, như lối kiến trúc chung của các ngôi chùa Nam tông Khmer, có thêm bức tường bên ngoài tạo nên hành lang hẹp vây bọc phía trong- lại thêm đặc điểm nữa.
Chùa Âng, nhìn ra bên ngoài, qua những cây sao cao vút, đã thấy thấp thoáng Ao Bà Om liền kề khu đất cát, còn bên trong, trên đất rộng, các công trình hình thành tổ hợp hoàn chỉnh của cổ tự hài hòa, tinh tế, và gọn gàng không lớn lắm, nhưng tồn tại trong phối trí khoa học có lẽ khiến các kiến trúc sư thời hiện đại suy nghĩ nhiều.
Khi thấy tôi ngắm mải miết các hào nước sâu vây bọc bảo vệ chùa, một vị sư giải thích vọng ra từ phía trong về mốc thời gian hào có trước hay công trình chùa có trước.
Cho dù giới sử học tranh biện về con số khai sơn tạo tự 990 hay đầu thế kỷ XVII, song hình ảnh trực quan dấu vết thời gian đọng ngay ở cái nhìn đầu tiên: cổ tự - dấu vết nền văn hóa Thủy Chân Lạp xưa, chủ nhân của vùng đất này. Nền văn hóa ấy đã tồn tại lâu dài qua nhiều biến động cho đến biến động tiêu vong, song tiếng vọng thời gian hãy còn sâu sắc lắm và thông điệp kêu gọi gìn giữ nâng niu quá khứ còn lại có vang lên từ không gian linh thiêng? Cạnh cổ tự, bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer làm công việc ngưng động bảo vệ ấy qua những khối vật chất trưng bày...
Tôi tần ngần đến bên Ao Bà Om, trong khi cảm xúc ở chùa Âng còn nhiều trong lòng. Nhìn ao từ bờ đất cao, tựa lưng bên các cội sao khủng vằn vện rễ trồi lên đất cát: đến rồi, Trà Vinh! Bên kia cạnh đấy chùa Âng huyền hoặc tâm linh, bên này ao mang theo cổ tích về thách đố hỏi cưới của trai gái, hai bên cần lao đào ao qua đêm ngày mải miết mồ hôi, để rồi Bà Om - "thủ lĩnh" nhóm nữ - lãnh đạo phe tóc dài, thắng cuộc. Người phụ nữ, bà Om, vu quy - thành gia thất. Hình tượng ngày cũ đào om đối đáp thách đố dưới trăng sao và mặt nước lãng đãng bây giờ, khách khó lòng vô tư không suy nghĩ...
Một vùng sao trong thành phố và các ngôi chùa đã khiến pin và thẻ nhớ máy ảnh đều cạn. Nhờ bác thợ ảnh cao tuổi ghi một tấm hình: tôi đã đến đây. Kỷ niệm về Chùa Âng và Ao Bà Om, như thế.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm