Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/04/2024, 13:10 PM

Tham đắm mùi vị

Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị.

Ấy vậy mà trong pháp thoại dưới đây, Thế Tôn nói việc tu hành nghe sao khá dễ. Dễ đến mức là trong vô số phiền não, người tu chỉ cần diệt một pháp thôi thì sẽ đắc thần thông, thành A-la-hán. Pháp đó chính là diệt trừ sự tham đắm mùi vị. Bình tâm để lắng nghe Thế Tôn dạy về pháp tu đơn giản mà kết quả thật diệu kỳ:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hãy diệt một pháp, Ta sẽ chứng cho các thầy thành quả thần thông, các lậu được dứt. Thế nào là một pháp? Ðó là tham đắm mùi vị. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy diệt sự tham vị này, Ta sẽ chứng cho các thầy thành quả thần thông, các lậu được dứt.

 Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Chúng sanh đắm vị này/ Chết đọa trong đường ác/ Nay nên xả dục này/ Liền thành A-la-hán.

Thế nên, các Tỳ-kheo thường nên xả bỏ ý tưởng tham đắm vị này. Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Lợi dưỡng, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.153) 

Phật dạy sáu pháp không thối đọa

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Thì ra, tu tập không nhất thiết là ngồi thiền nhập định, cũng không cứ là niệm Phật nhất tâm… mà có thể tu ngay nơi cái mũi và cái lưỡi của mình. Pháp tu này còn gọi là tu căn, tức làm chủ các giác quan. Mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị mà tham đắm khởi lên thì sẽ hướng chúng sanh đi vào đường ác. Ngược lại mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị mà không tham đắm thì tự khắc được thảnh thơi, giải thoát.

Nói đến mùi vị thì đầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến đồ ăn thức uống mà mình thọ dụng hàng ngày. Dĩ nhiên ăn món lạ và ngon thì ai cũng thích nhưng quá nuông chiều theo sở thích mùi vị đã khiến cho nhiều người phải khổ nhọc. Điều quan trọng là mùi thơm và vị ngon của một số món ăn đôi khi lại không liên quan gì đến dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta thật sự cần. Cho nên, người không có tiền để ăn rồi suy dinh dưỡng, bệnh tật thì đã đành nhưng người thừa tiền ăn uống thoải mái rồi sinh bệnh cũng không phải ít.

Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị. Người tu thường ăn ít (có người chỉ ăn một bữa trong ngày), chỉ vài món đạm bạc nhưng nhờ họ ăn chậm, nhai kỹ và chú tâm nên tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Với người tu, cách ăn quan trọng hơn cả món ăn. Ẩm thực là lễ nghi, có cả một Nghi thức Quá đường đàng hoàng rất trang nghiêm và cẩn mật. Cách ăn này thật chậm rãi trong yên lặng hoàn toàn, ăn với chánh niệm cao độ, cảm nhận rõ ràng những hương vị thiên nhiên tinh khiết của thực phẩm đồng thời biết ơn sâu sắc những người đã dày công tạo ra thực phẩm cho mình. Người biết cách ăn uống có chánh niệm như vậy thì sự tham đắm mùi vị được loại trừ.

Mặt khác, mùi và vị không đơn giản chỉ hạn cuộc nơi đồ ăn thức uống mà còn nhiều thứ khác nữa. Nói chung những gì mà mũi và lưỡi cảm nhận và yêu thích đều gọi là hương trần và vị trần. Tùy theo nghiệp của mỗi người mà có sự tham đắm về mùi và vị khác nhau. Mùi thơm của thực phẩm, hoa trái cây cỏ, hương liệu; mùi của người nam (nữ); mùi hương của ký ức (tâm tưởng)… chính là hương dục. Vị cũng vậy, vị ngon ngọt, vị cay đắng, vị nồng nàn… tất cả hương và vị dục đều khiến cho con người tham đắm, không dứt ra được.

Thực ra thì hương và vị vốn không có lỗi. Lỗi ở chỗ tâm chúng ta tham đắm và dính mắc vào hương trần và vị trần. Nên phải duy trì chánh niệm thường trực để ngửi hương biết rõ mùi mà không say, nếm vị biết rõ vị mà không đắm. Nếu làm được vậy thì chúng ta “xả dục”, dù sống trong hồng trần mà chẳng vướng bụi trần. Căn thanh tịnh thì chắc chắn nghiệp thức sẽ thanh tịnh, đây là cơ sở của “thành quả thần thông, các lậu được dứt, thành A-la-hán”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật an cư “không tiếp một ai”

Lời Phật dạy 14:00 20/05/2024

Sự “không tiếp một ai” trong mùa an cư của Đức Phật là bài học cảnh tỉnh cho những hành giả an cư nhưng lại quá bận rộn, trong các đạo tràng an cư kiết hạ hiện nay.

Bố thí theo cách nào thì phước ít?

Lời Phật dạy 11:45 20/05/2024

Theo thế gian thì có kiếp sau, có con đường dẫn đến kiếp sau. Hành vi bố thí với tâm mong cầu, với tâm trói buộc về phước báu như vậy là đang đi trên con đường tới kiếp sau.

Chiêm bái thánh tích, phước báo sanh về cõi lành

Lời Phật dạy 10:45 19/05/2024

Bốn di tích cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp tu tập và độ sanh của Đức Thế Tôn bao gồm: Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Thế Tôn đản sanh; Bodhgaya (Bồ Đề đạo tràng), nơi Thế Tôn thành đạo; Isipatana (Vườn Nai), nơi Thế Tôn chuyển Pháp luân; Kusinara (Câu Thi Na), nơi Thế Tôn nhập Niết bàn.

Phương tiện thiện xảo của Đức Phật

Lời Phật dạy 12:05 18/05/2024

Bình-sa vương vốn là một Phật tử thuần thành, ông rất quý kính Đức Phật và thích nghe giáo pháp của Ngài. Tuy nhiên, thứ phi Khema của vua thì trái lại, bà rất sợ gặp Đức Phật. Bởi vì đối với Thế Tôn, sắc là họa hoạn, là vô thường, là khổ… mà bà thì rất có sắc.

Xem thêm