Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/08/2023, 12:00 PM

Thân đẹp mà tiếng lại hay

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Tỳ-kheo nên biết, có bốn loại chim. Thế nào là bốn? Hoặc có chim tiếng hót hay mà thân xấu. Hoặc có chim thân đẹp mà tiếng dở. Hoặc có chim tiếng dở mà thân cũng xấu. Hoặc có chim thân đẹp mà tiếng cũng hay.

Trong các pháp thoại, Thế Tôn thường hay sử dụng thí dụ minh họa và so sánh với cái tương ưng. Nhờ dùng các hình ảnh gần gũi trong cuộc sống để minh họa nên thính chúng dễ liên hệ, nắm được ý nghĩa thâm thúy mà Ngài muốn trao truyền. Nói về việc tu tập gìn giữ oai nghi thuộc hình tướng bên ngoài cùng khả năng giữ giới, học pháp và thuyết pháp của các Tỳ-kheo, Thế Tôn mượn hình ảnh bốn loài chim “hót hay mà thân xấu, thân đẹp mà tiếng dở, tiếng dở mà thân cũng xấu, thân đẹp mà tiếng cũng hay”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheo nên biết, có bốn loại chim. Thế nào là bốn? Hoặc có chim tiếng hót hay mà thân xấu. Hoặc có chim thân đẹp mà tiếng dở. Hoặc có chim tiếng dở mà thân cũng xấu. Hoặc có chim thân đẹp mà tiếng cũng hay.

Thế nào là chim tiếng hay mà thân xấu? Đó là chim câu-si-la. Chim này tiếng hay mà hình xấu. Thế nào là chim hình đẹp mà tiếng dở? Là chim chí. Chim này thân đẹp mà tiếng dở. Thế nào là chim thân xấu mà tiếng cũng dở? Đó là chim thế cưu. Chim này tiếng dở mà hình cũng xấu. Lại có chim gì tiếng hay mà thân cũng đẹp? Đó là chim khổng tước vậy. Chim này tiếng hay mà thân cũng đẹp.

Đó là, này Tỳ-kheo, có bốn loại chim này, nên cùng hiểu biết. Đây cũng như thế, thế gian cũng có bốn hạng người như chim. Thế nào là bốn?

Ở đây, hoặc có Tỳ-kheo nhan mạo đoan chánh, ra vào, đi đến, đắp y, ôm bát, co duỗi, cúi ngước, oai nghi thành tựu, nhưng lại chẳng thể phúng tụng các bài kinh pháp của mình, ban đầu lành, giữa lành, cuối lành; chẳng thể vâng lời pháp dạy, cũng lại chẳng thể khéo phúng tụng, đọc. Đó là người có thân đẹp mà tiếng chẳng hay.

Lại người nào tiếng hay mà thân xấu? Hoặc có một Tỳ-kheo ra vào, đi đến, co duỗi, cúi ngước, đắp y, ôm bát, oai nghi không thành tựu, hằng ưa nói rộng. Nhưng người ấy tinh tấn trì giới, nghe pháp có thể biết bài học, nghe nhiều các pháp của mình, đầu lành, giữa lành, cuối lành, nghĩa lý thâm sâu, tu Phạm hạnh đầy đủ, mà lại khéo giữ, khéo tụng pháp kia. Đó là người có tiếng hay mà thân xấu.

Lại có người nào tiếng dở, thân cũng xấu? Hoặc có một người phạm giới, chẳng tinh tấn, chẳng nghe nhiều, nghe được liền quên. Người ấy ở pháp này, đáng lẽ phải hành Phạm hạnh đầy đủ, nhưng chẳng chịu vâng nhận. Đó là người có tiếng dở, thân cũng xấu.

Lại có hạng người nào tiếng hay, thân cũng đẹp? Hoặc có Tỳ-kheo dung mạo đoan chánh, ra vào, đi đến, đắp y, ôm bát, chẳng liếc nhìn hai bên mà lại tinh tấn tu hành pháp lành, giới luật đầy đủ. Thấy phi pháp một chút ôm lòng sợ hãi huống là việc lớn; cũng lại đa văn, nghe nhận chẳng quên, các pháp có được: đầu lành, giữa lành, cuối lành, tu hành điều lành này. Pháp như thế khéo phúng tụng, đọc. Đó là người có tiếng hay, thân cũng đẹp.

Đó là thế gian có bốn hạng người này ở đời, các thầy nên cùng hay biết. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học tiếng hay mà thân cũng đẹp. Như thế, này các Tỳ-kheo nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 25.Tứ đế,VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.563)

Trước hết, người tu hành phải thành tựu oai nghi, tế hạnh. Chính oai nghi bên ngoài phản ánh rõ nét sự nghiêm trì giới luật và nội tâm thanh tịnh bên trong. Oai nghi, tế hạnh còn thô tháo, chắc chắn người ấy nội tâm chưa thuần. Chỉ cần thân giáo thôi, “Tỳ-kheo nhan mạo đoan chánh, ra vào, đi đến, đắp y, ôm bát, co duỗi, cúi ngước, oai nghi thành tựu” cũng đã khiến cho nhiều người phát khởi tịnh tín Tam bảo. Tôn giả Xá-lợi-phất xưa kia, cảm phục oai nghi thanh thoát của ngài A-thuyết-thị (Assaji) mà về với Phật.

Thành tựu oai nghi tế hạnh rồi, Tỳ-kheo nghiêm trì giới luật, nỗ lực học tập cũng như thực hành và trao truyền Chánh pháp. Như loài chim khổng tước thân đẹp mà tiếng cũng hay. Tiếng hay tức “khéo tụng pháp kia” là viết sách, thuyết pháp, tụng đọc kinh điển, tìm một phương cách nào đó để trao truyền Chánh pháp đến với mọi người. Cần nói ra những điều mình hiểu và kinh nghiệm thực hành giáo pháp riêng mình mới thực sự là tiếng hay. Nói suông, nói những điều mà mình chưa làm được tuy cũng có lợi ích nhưng sẽ khó thuyết phục, giúp người tỉnh thức.

Nhà thiền có câu “hạnh giải tương ưng”. Có thể xem việc tu tập oai nghi, giữ gìn giới luật và trao truyền Chánh pháp là hành trang thiết yếu của người học Phật để thành tựu tự lợi và lợi tha, tự giác và giác tha viên mãn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế Tôn “chẳng nói tới người này”

Lời Phật dạy 17:20 27/04/2024

Tham ái là bản chất của chúng sinh, có nhiều cấp độ, sâu cạn thô tế khác nhau. Chưa nói đến tham ái tinh vi, riêng những thứ vốn bình thường như ăn, mặc, ở, thuốc men mà nhiều dính mắc thì khó tiến bộ trên đường tu.

Đang ăn chơi hưởng thụ thì đủ duyên gặp Phật liền giác ngộ

Lời Phật dạy 11:48 26/04/2024

Đến với đạo sớm hay muộn là nhân duyên, đi trước chưa chắc là sẽ đến trước và đi sau cũng chưa hẳn sẽ về sau.

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Lời Phật dạy 19:30 23/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

Hóa ra, ta thật ít thương yêu

Lời Phật dạy 15:30 23/04/2024

Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.

Xem thêm